Bài viết này tập trung làm rõ cơ sở lý do sửa đổi, bổ sung BLTTHS năm 2003 và những nội dung chính của BLTTHS năm 2015 về hợp tác quốc tế trong TTHS. Bài viết cũng đề cập đến những vấn đề đặt ra, cần được xem xét, hoàn thiện giải quyết khi thi hành BLTTHS năm 2015 để bảo đảm nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế về hình sự trong quá trình tiến hành tố tụng, giải quyết vụ án. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 34, Số 1 (2018) 1-12 Hợp tác quốc tế và những vấn đề đặt ra khi thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 Nguyễn Ngọc Chí* Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Ngày nhận 18 tháng 3 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 21 tháng 3 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 23 tháng 3 năm 2018 Tóm tắt: Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng, hướng tới mục tiêu hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự. Đồng thời, những quy định về hợp tác quốc tế của BLTTHS năm 2015 bảo đảm sự tương thích, phù hợp với quy định của Luật tương trợ tư pháp, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên tạo ra hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động hợp quốc tế trong tố tụng hình sự (TTHS) ở Việt Nam. Bài viết này, tập trung làm rõ cơ sở, lý do sửa đổi, bổ sung BLTTHS năm 2003 và những nội dung chính của BLTTHS năm 2015 về hợp tác quốc tế trong TTHS. Bài viết cũng đề cập đến những vấn đề đặt ra, cần được xem xét, hoàn thiện giải quyết khi thi hành BLTTHS năm 2015 để bảo đảm nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế về hình sự trong quá trình tiến hành tố tụng, giải quyết vụ án. Từ khóa: Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, hợp tác quốc tế, tương trợ tư pháp. người phạm tội và chuyển giao người phạm tội. Đây là xu thế tất yếu của quá trình hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa hiện nay và việc đấu tranh xử lý tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia không thể nằm ngoài quy luật khách quan đó của thời đại. Hợp tác quốc tế trong Tố tụng hình sự (TTHS) giữ vị trí quan trọng trong thủ tục của quá trình giải quyết vụ án hình sự ở mỗi quốc gia cũng như trên phạm vi toàn thế giới. Ở Việt Nam, trên cơ sở quy định của các Điều ước quốc tế, các Hiệp định (Hiệp định về dẫn độ, Hiệp định về tương trợ tư pháp) đã tham gia, ký kết với các quốc gia khác chúng ta đã nội luật hóa, hình thành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động 1.