Hệ thống đổi mới quốc gia và thực thi chính sách khởi nghiệp tại Đài Loan - Nhật Bản

Bài viết này chỉ ra hệ thống mạng lưới trong hệ thống đổi mới quốc gia là rất quan trọng đối với phát triển khởi nghiệp. Thị trường trong nước của Đài Loan không rộng như Nhật Bản và các nhà khởi nghiệp mới phải đối mặt với những thách thức thị trường mang tính toàn cầu. | JSTPM Tập 5, Số 3, 2016 81 NHÌN RA THẾ GIỚI HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH KHỞI NGHIỆP TẠI ĐÀI LOAN VÀ NHẬT BẢN Cheng Mei Tung1 Viện Nghiên cứu Công nghệ Công nghiệp (ITRI), Hsinchu, Đài Loan Tóm tắt: Trong nền kinh tế tri thức, việc đẩy nhanh tốc độ hình thành tri thức và nhanh chóng ứng dụng tri thức là những yếu tố then chốt trong phát triển sáng tạo. Tuy nhiên, sự phát triển của việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu và hình thành các công ty start-up mới thường không được chủ động như mong muốn, do thiếu động lực và cơ chế khuyến khích, đây là một trong những yếu tố gây thất bại khi thực hiện. Tại Đài Loan và Nhật Bản, ý tưởng liên kết giữa trường đại học - doanh nghiệp nhận được đồng thuận rộng rãi, đây là lý do giúp thúc đẩy năng lực công nghệ trong nghiên cứu và phát triển, cũng như tạo ra lợi ích kinh tế. Sự hỗ trợ của Chính phủ trong giai đoạn chuyển đổi và đánh giá kết quả từ việc thúc đẩy khởi nghiệp là những vấn đề quan trọng được chỉ ra trong nghiên cứu này. Kết quả này chỉ ra hệ thống mạng lưới trong hệ thống đổi mới quốc gia là rất quan trọng đối với phát triển khởi nghiệp. Thị trường trong nước của Đài Loan không rộng như Nhật Bản và các nhà khởi nghiệp mới phải đối mặt với những thách thức thị trường mang tính toàn cầu. Từ khóa: Khởi nghiệp; Hệ thống đổi mới quốc gia; Hợp tác Trường đại học - doanh nghiệp. 1. Giới thiệu Với xu thế toàn cầu hóa, tri thức trở thành động lực quan trọng và là tài sản đối với tăng trưởng kinh tế (Miner, Eesley, Devaughn & Rura Polley, 2001). Tính hiệu quả của hệ thống đổi mới quốc gia ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của quốc gia và là yếu tố kinh tế then chốt (OECD, 1996). Khi kinh tế tri thức được mở rộng, các hoạt động khởi nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và tiến bộ của xã hội loài người. Khởi nghiệp là “một chuỗi các hoạt động khởi tạo và quản lý việc sắp xếp lại các nguồn lực kinh tế, mục đích là tạo ra giá trị kinh tế” (Schumpeter, 1934). Trong thời đại hiện nay, .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.