Bài viết này trình bày và phân tích những điểm mới chủ yếu của Luật KH&CN 2013 (so với Luật KH&CN 2000) - đạo luật gốc, cơ sở pháp lý mới, cao nhất cho những bước đột phá trong phát triển KH&CN của Việt Nam trong những năm tới. | JSTPM Tập 2, Số 4, 2013 95 LUẬT KHOA HỌC VÀ CÔ NGHỆ NĂM 2013: CƠ SỞ PHÁP LÝ MỚI CHO NHỮNG BƯỚC ĐỘT PHÁ TRONG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM . Đoàn Năng Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ KH&CN Tóm tắt: Pháp luật về khoa học và công nghệ (KH&CN) nói chung, Luật KH&CN nói riêng, là công cụ để Nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm tạo lập và bảo vệ trật tự, kỷ cương, phép nước trong lĩnh vực KH&CN, góp phần thúc đẩy ứng dụng, phát triển KH&CN phục vụ phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đồng thời cũng là cơ sở pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức, cá nhân cũng như của Nhà nước và xã hội trong hoạt động KH&CN. Ý thức được vai trò quan trọng của pháp luật về KH&CN, hàng chục năm qua, Đảng ta đã chú trọng ban hành các chủ trương, chính sách với tinh thần coi phát triển KH&CN là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển đất nước, KH&CN là nội dung then chốt trong hoạt động của các ngành, các cấp. Nhà nước ta cũng thường xuyên quan tâm hoàn thiện hệ thống pháp luật về KH&CN. Luật KH&CN được Quốc hội Khóa XIII thông qua ngày 18/6/2013 (sau đây gọi là Luật KH&CN 2013) để thay thế cho Luật KH&CN được Quốc hội Khóa X thông qua ngày 09/6/2000 (sau đây gọi là Luật KH&CN 2000) và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. Luật KH&CN 2013 đã kịp thời thể chế hóa chủ trương, chính sách cơ bản của Đảng về phát triển KH&CN được quy định trong Cương lĩnh và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI thông qua, đặc biệt trong Nghị quyết số 20-NQ/TƯ của Hội nghị lần thứ 6 của BCHTW khóa XI của Đảng về “Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (sau đây gọi tắt là Nghị quyết TƯ6). Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ trình bày và phân tích những điểm mới chủ yếu .