Bài viết nghiên cứu sự hứng thú của trẻ, trẻ được chủ động, được tự do phát huy tính tích cực của mình, tạo cơ hội để trẻ được vui chơi và trẻ được hình thành các kỹ năng cần thiết tạo tiền đề cho sự phát triển nhân cách của trẻ nhằm tạo cơ hội cho trẻ phát triển toàn diện hơn. | Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn MỤC LỤC Thứ tự. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Tên mục Phần I: Mục lục. Phần II: Đặt vấn đề. Phần III: Nội dung 2. Những biện pháp thực hiện. Biện pháp khảo sát thực trạng trình độ chơi của trẻ để tìm ra phương pháp tổ chức cho trẻ chơi một cách hợp lý. Biện pháp bồi dưỡng chuyên môn. Biện pháp tạo góc chơi hợp lý, khoa học. . Xây dựng các góc mở cho trẻ hoạt động . Biện pháp bổ sung đồ dung, đồ chơi. Biện pháp rèn kĩ năng chơi cho trẻ. Đưa công nghệ thông tin vào trong hoạt động góc. Biện pháp phối hợp cùng với gia đình trẻ. Phần III. Kết luận và khuyến nghị Phần IV. Tài liệu tham khảo. 1/19 Trang 1 2,3 4,5 6 6,7 7,8 8->13 13,14 14 14->16 16 16,17 18 19 Một số biện pháp tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển khả năng vui chơi của trẻ mẫu giáo lớn PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trường mầm non là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, hình thành cho trẻ những kỹ năng đầu đời để trẻ vững bước trên những chặng đường phía trước. Ở đây ngoài hoạt động học trẻ còn được khám phá thế giới xung quanh qua các hoạt động: hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi và đặc biệt là hoạt động góc. Hoạt động vui chơi nói chung và hoạt động góc nói riêng là con đường tiếp xúc độc đáo của trẻ mẫu giáo với cuộc sống người lớn, nhờ hoạt động này trẻ bước vào giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách. Thông qua hoạt động góc trẻ sẽ được phát triển đầy đủ toàn diện về nhận thức, tình cảm, ý trí, cũng như có một tính cách và năng lực xã hội. Chính trong khi trẻ chơi tại các góc trẻ được làm quen với xã hội người lớn, học hỏi cách ứng xử và giao tiếp trong xã hội người lớn, đồng thời cũng chính ở đây cái “tôi” của trẻ được hình thành, trẻ phân biệt được mình với người khác. Mặt khác trong khi trẻ chơi trẻ bắt chước hoạt động lao động của người lớn trẻ dần dần nắm được một số kỹ năng lao động đơn giản và có tình cảm với nghề nghiệp của họ, từ đó