Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam, đất không rộng, người không đông, nhưng giàu có về tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là than mỡ và kim loại quý. Do đó, ngành công nghiệp khai thác mỏ của thực dân Pháp cũng sớm được hình thành ở đây. | 51(3):39 - 44 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009 ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC MỎ ĐỐI VỚI XÃ HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN THỜI KỲ THỰC DÂN PHÁP THỐNG TRỊ (1897-1945) Hà Thị Thu Thủy (Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên) Năm 1897, sau khi hoàn thành về căn bản cuộc chiến tranh chinh phục và bình định, thực dân Pháp thực hiện ngay cuộc khai thác thuộc địa Việt Nam. Một trong những trọng điểm của chương trình khai thác thuộc địa là bóc lột tài nguyên mỏ. Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam, đất không rộng, người không đông, nhưng giàu có về tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là than mỡ và kim loại quý. Do đó, ngành công nghiệp khai thác mỏ của thực dân Pháp cũng sớm được hình thành ở đây. Hoạt động của loại hình công nghiệp mới này có tác động không nhỏ đến xã hội Thái Nguyên thời kỳ thực dân Pháp thống trị. Kết quả nghiên cứu về công nghiệp khai thác mỏ của thực dân Pháp ở Thái Nguyên cho biết, từ năm 1898 – 1912, chính quyền thực dân đã cho thăm dò 18 mỏ than và 89 mỏ kim loại. Năm 1906, mỏ than mỡ Phấn Mễ chính thức được khai thác. Sau đó, một số công ty tư bản Pháp đã đến Thái Nguyên kinh doanh khai thác mỏ. Từ năm 1910 1924, công ty mỏ Bắc Kỳ khai thác than mỡ Phấn Mễ. Từ năm 1924 đến tháng 3/1945, công ty than và mỏ kim khí Đông Dương khai thác than Phấn Mễ (huyện Phú Lương), kẽm Làng Hích (huyện Đồng Hỷ) và sắt Linh Nham (huyện Đồng Hỷ), Cù Vân (huyện Đại Từ). Thông qua các công ty này, tư bản Pháp bỏ vốn đầu tư, trang bị máy móc, chi phí sản xuất, không ngừng mở rộng địa bàn và hoạt động khai thác mỏ trên quy mô lớn. Từ năm 1906 – 1945, thực dân Pháp đã lấy đi khỏi lòng đất Thái Nguyên hơn một triệu tấn than mỡ và tấn kim loại. Dưới ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ, xã hội Thái Nguyên có sự biến đổi nhất định. Thứ nhất, sự biến đổi về số lượng dân cư. Bước đầu tiến hành khai thác thuộc địa ở Thái Nguyên, Công sứ Đác lơ (Darles) nhận xét: Thái Nguyên là tỉnh có ít dân và sống lệ thuộc vào tự nhiên. Điều kiện