Trong các hoạt động kinh tế xã hội, chúng ta thường gặp những quá trình phục vụ, trong đó người ta quan tâm đến hiệu quả hoạt động của cơ sở phục vụ về cả hai mặt: Lợi ích của cơ sở phục vụ và Lợi ích của đối tượng được phục vụ. | T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 1(45) Tập 2/N¨m 2008 GIẢI PHÁP TIN HỌC HÓA HỆ THỐNG PHỤC VỤ CÔNG CỘNG Nguyễn Văn Huân - Vũ Đức Thái (Khoa công nghệ thông tin – ĐH Thái Nguyên) 1. Đặt vấn đề Trong các hoạt động kinh tế xã hội, chúng ta thường gặp những quá trình phục vụ, trong đó người ta quan tâm đến hiệu quả hoạt động của cơ sở phục vụ về cả hai mặt: Lợi ích của cơ sở phục vụ và Lợi ích của đối tượng được phục vụ. Một trong những đặc điểm của quá trình này là đối tượng có tính chất đám đông và ngẫu nhiên, thời gian thoả mãn yêu cầu của đối tượng cũng có tính chất ngẫu nhiên. Điều đó không cho phép chúng ta tổ chức, quản lý hệ thống như một quá trình thường xuyên, đều đặn. Do đó, để đạt được cả hai loại lợi ích trên thì rất khó. Báo cáo này, chúng tôi đưa ra giải pháp tin học hoá hệ thống phục vụ công cộng cho phép chúng ta có thể đạt được cả hai loại lợi ích trên. 2. Mô tả hệ thống Hệ thống phục vụ công cộng có n kênh phục vụ, năng suất các kênh bằng nhau và bằng µ, dòng yêu cầu đến hệ thống là dòng poát xông dừng mật độ λ. Thời gian phục vụ 1 yêu cầu của kênh tuân theo qui luật chỉ số. Một yêu cầu đến hệ thống gặp lúc có ít nhất 1 kênh rỗi thì được nhận phục vụ cho đến thoả mãn tại 1 trong các kênh rỗi đó. Ngược lại nếu tất cả các kênh đều bận thì phải ra khỏi hệ thống. Cần xác định các chỉ tiêu phân tích hệ thống. 3. Phân tích hệ thống . Quá trình thay đổi trạng thái và sơ đồ trạng thái của hệ thống a. Trạng thái Ở đây chúng ta quan tâm đến hiệu quả phục vụ của hệ thống, vì vậy đặc trưng được chọn để xác định trạng thái là số kênh bận tại mỗi thời điểm. Gọi Xk(t) là trạng thái hệ thống có k kênh bận tại thời điểm t (k=0, 1, 2, n). Chú ý rằng với chế độ phục vụ của hệ thống Eclang số kênh bận cũng chính là số yêu cầu đang được phục vụ tại thời điểm t. X0(t) λ X1(t) µ λ λ 2µ λ (k-1)µ λ (n-1)µ Xk(t) kµ λ Xn-1(t) Xk+1(t) (k+2)µ λ Xk-1(t) λ k+1)µ λ µ Xn(t) b. Sơ đồ chuyển trạng thái Sơ đồ trên thiết lập trên cơ sở phân tích tính chất của các