Quá trình đô thị hóa đã làm biến đổi cơ cấu dân số, cơ cấu kinh tế và cơ cấu nghề nghiệp của cộng đồng dân cư, ảnh hưởng đến cơ cấu thu nhập và chênh lệch mức sống giữa các nhóm dân cư. Các yếu tố có tác động đến thu nhập của các cá nhân là trình độ tay nghề, học vấn và giới tính. | TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 12 (208) 2015 21 PHÂN TẦNG MỨC SỐNG GIỮA CÁC NHÓM DÂN CƯ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA (Nghiên cứu trường hợp phường Cát Lái, quận 2, TPHCM) HÀ THÚC DŨNG LÊ THỊ MỸ Phường Cát Lái, quận 2 là một trong những cộng đồng dân cư có sự biến đổi nhanh trong quá trình đô thị hóa của TPHCM. Kết quả phân tích định lượng cho thấy, sau mười năm thu nhập bình quân đầu người ở cộng đồng dân cư phường Cát Lái tăng cao, nhưng tỉ lệ chênh lệch mức sống giữa nhóm giàu và nhóm nghèo hầu như không thay đổi. Quá trình đô thị hóa đã làm biến đổi cơ cấu dân số, cơ cấu kinh tế và cơ cấu nghề nghiệp của cộng đồng dân cư, ảnh hưởng đến cơ cấu thu nhập và chênh lệch mức sống giữa các nhóm dân cư. Các yếu tố có tác động đến thu nhập của các cá nhân là trình độ tay nghề, học vấn và giới tính. 1. GIỚI THIỆU Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội có thể coi là mục tiêu “kép” của sự phát triển bền vững mà nhiều quốc gia trên thế giới mong muốn. Song đây là bài toán khó không phải quốc gia nào cũng đạt được, bởi muốn thực hiện được mục tiêu đó cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và đảm bảo sự công bằng và ổn định xã hội. Đô thị hóa là một quá trình đem lại nhiều thay đổi trong đời sống của cư dân. Gần 20 năm đô thị hóa của quận 2 đã làm thay đổi không gian đô thị, cơ cấu dân số, cơ cấu nghề nghiệp, dẫn tới thay đổi không gian xã hội và các mặt đời sống của dân cư Hà Thúc Dũng. Thạc sĩ. Trung tâm Xã hội học, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. Lê Thị Mỹ. Nghiên cứu viên. Trung tâm Xã hội học, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. trong quận. Nhiều mặt của đời sống xã hội đã được cải thiện, nhưng cũng có không ít vấn đề được đặt ra. Trong những vấn đề đó, cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội được nhắc đến khá nhiều, thể hiện qua nhiều cuộc nghiên cứu mà Trung tâm Xã hội học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thực hiện trong những năm qua. Để có được cái nhìn xuyên suốt về quá trình phân tầng mức sống giữa các nhóm dân cư ở khu vực đô thị hóa, bài viết đi vào .