Thí nghiệm được thiết kế để đánh giá sự di truyền tính trạng lông trên quả, sự phân cành trên cây, số quả/nách lá và số hàng hạt/quả. Kết quả ở thế hệ F1 của các tổ hợp lai cho thấy, tính trạng lông rậm, một quả/nách lá, cây phân cành, quả có 4 hàng hạt là trội so với lông nhẵn, cây có 3 quả/nách lá, cây không phân cành và quả có 8 hàng hạt. | Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 47, Số 2A (2018), tr. 45-51 DI TRUYỀN MỘT SỐ TÍNH TRẠNG HÌNH THÁI VÀ NÔNG SINH HỌC Ở CÂY VỪNG (Sesamum indicum L.) Nguyễn Tài Toàn (1), Trần Tú Ngà (2), Vũ Văn Liết (2), Nguyễn Công Thành (1) 1 Viện Nông nghiệp và Tài nguyên, Trường Đại học Vinh 2 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ngày nhận bài 24/6/2018, ngày nhận đăng 12/8/2018 Tóm tắt: Thí nghiệm đƣợc thiết kế để đánh giá sự di truyền tính trạng lông trên quả, sự phân cành trên cây, số quả/nách lá và số hàng hạt/quả. Kết quả ở thế hệ F1 của các tổ hợp lai cho thấy, tính trạng lông rậm, một quả/nách lá, cây phân cành, quả có 4 hàng hạt là trội so với lông nhẵn, cây có 3 quả/nách lá, cây không phân cành và quả có 8 hàng hạt. Giá trị 2 thu đƣợc ở các tổ hợp lai thế hệ F2 của các tính trạng trên cho thấy chúng di truyền đơn gen với tỷ lệ kiểu hình là 3:1. Những thông tin trong nghiên cứu này sẽ góp phần cho chọn tạo giống vừng theo mô hình cây vừng lý tƣởng. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vừng (Sesamum indicum L.) là một cây lấy dầu đƣợc trồng từ lâu đời với diện tích trồng trên thế giới hiện nay khoảng 10 triệu ha, sản lƣợng khoảng 6,5 triệu tấn [5]. Ở Việt Nam, diện tích trồng vừng khoảng 50 nghìn ha, năng suất đạt 6,9 tạ/ha và sản lƣợng 34,5 nghìn tấn [12]. Hàm lƣợng dầu bình quân trong hạt vừng từ 34,4 đến 59,8% [1]. Mặc dù cây vừng có nhiều lợi ích nhƣng sản xuất vừng có nhiều hạn chế do năng suất thấp [9], sâu bệnh hại, các yếu tố môi trƣờng làm ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất và khó áp dụng cơ giới hóa [14]. Do đó, việc chọn giống đang tập trung vào việc nâng cao năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh. Một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao năng suất là cải tiến bộ giống vừng hiện có theo mô hình cây vừng lý tƣởng, trong đó ƣu tiên sử dụng các giống vừng có nhiều quả/nách lá, cây không phân cành để trồng ở mật độ cao, quả có 4 hàng hạt để nâng cao kích cỡ hạt [1] và trên thân, lá, quả có lông rậm để tăng khả năng chống chịu hạn và sâu bệnh hại [6]. Một .