Hình ảnh người chiến sĩ trong truyện ngắn yêu nước ở đô thị miền Nam 1965 - 1975

Truyện ngắn yêu nước ở đô thị miền Nam 1965-1975 là một bộ phận hợp thành dòng văn học yêu nước Việt Nam. Tồn tại trong hoàn cảnh đặc thù của miền Nam, bộ phận văn học này đã cố gắng vượt thoát khỏi sự kiểm duyệt chặt chẽ của chính quyền Sài Gòn để cất lên tiếng nói yêu nước, trong đó đặc biệt nổi bật hình ảnh người chiến sĩ. Mời các bạn tham khảo! | TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI soá 4 (200) 2015 59 HÌNH ẢNH NGƯỜI CHIẾN SĨ TRONG TRUYỆN NGẮN YÊU NƯỚC Ở ĐÔ THỊ MIỀN NAM 1965-1975 BÙI THANH THẢO Truyện ngắn yêu nước ở đô thị miền Nam 1965-1975 là một bộ phận hợp thành dòng văn học yêu nước Việt Nam. Tồn tại trong hoàn cảnh đặc thù của miền Nam, bộ phận văn học này đã cố gắng vượt thoát khỏi sự kiểm duyệt chặt chẽ của chính quyền Sài Gòn để cất lên tiếng nói yêu nước, trong đó đặc biệt nổi bật hình ảnh người chiến sĩ. Ở đây có sự nối tiếp truyện ngắn đô thị 1954-1965, khi một số tác giả vẫn xây dựng hình ảnh người anh hùng lịch sử, mượn quá khứ để kín đáo thể hiện lòng yêu nước. Tuy nhiên, được sự hậu thuẫn của phong trào đấu tranh ở đô thị ngày càng mạnh mẽ và lực lượng cách mạng ngày một lớn mạnh, các tác giả đã mạnh dạn xây dựng hình ảnh người chiến sĩ đấu tranh chống Mỹ, đòi độc lập dân tộc. Đây là điểm sáng của mảng truyện ngắn này, đồng thời là sự tiếp nối mạch cảm hứng yêu nước, tiếp nối hình ảnh người chiến sĩ vệ quốc vốn rất quen thuộc trong văn học Việt Nam. Truyện ngắn là thể loại văn học có đóng góp quan trọng trong dòng văn học yêu nước ở đô thị miền Nam 1954-1975. Từ sau 1965, cùng với sự hiện diện của lính Mỹ ở miền Nam, nhu cầu tranh đấu bằng văn chương ngày càng mạnh mẽ, lực lượng sáng tác được bổ sung nhiều cây bút trẻ tài năng, do đó mảng truyện ngắn cũng có sự thay đổi đáng kể. Nội dung động viên, kêu gọi tranh đấu được thể hiện trực tiếp, quyết liệt (không còn bóng gió như trước), và trở thành khía cạnh đột phá của truyện ngắn yêu nước. Trong nội dung này, hình ảnh người chiến sĩ yêu nước nổi bật hẳn lên, trở thành hình ảnh thống nhất với văn học miền Bắc và văn học vùng giải phóng trong dòng văn học yêu nước 1954-1975, như tác giả Trần Ngọc Vương (1996, tr. Bùi Thanh Thảo. Thạc sĩ. Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ. 42) trong 50 năm Văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám nhận xét: “Bị quy định bởi một đặc điểm của lịch sử dân tộc là liên tục chống ngoại xâm, bên cạnh

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.