Nội dung bài viết trình bày quan điểm chính yếu ở Việt Nam về chữ Nôm Việt trong hệ thống văn tự vùng Đông Á, bức tranh tổng thể của văn tự sáng tạo ở vùng Đông Á, những điểm nhìn từ bên ngoài. Mời các bạn tham khảo! | 14 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (146) . 2018 TƯ DUY SÁNG TẠO VĂN TỰ CỦA NGƯỜI VIỆT NHÌN TỪ VĂN HÓA KHU VỰC: DI SẢN CHỮ NÔM TRONG SO SÁNH ĐƯƠNG ĐẠI Chu Xuân Giao* 1. Một số quan điểm chính yếu ở Việt Nam về chữ Nôm Việt trong hệ thống văn tự vùng Đông Á Trên tạp chí Việt Nam Khảo cổ tập san số đầu tiên xuất bản năm 1960, Bửu Cầm có một bài viết thú vị mang tiêu đề “Ưu điểm và khuyết điểm của chữ Nôm”. Với lời ghi chú ở ngay mở bài “bài này tuy vẫn có đề cập khuyết điểm của chữ Nôm, nhưng phần quan trọng là phần nói về ưu điểm của thứ chữ ấy” [Bửu Cầm 1960: 50], rút cục, Bửu Cầm đã chỉ ra việc chữ Nôm “chưa thành được một thứ văn tự hoàn toàn” là vì còn nhiều khuyết điểm.(1) Ông đưa một nhận định tổng quát: “vì những khuyết điểm nói trên mà chữ Nôm đã trở nên khó khăn, phức tạp. Muốn đọc một bài văn viết bằng chữ Nôm, độc giả phải xem cả câu hoặc cả toàn thiên mà đoán, nhưng không chắc chắn lắm” (ibid, ). Nội dung của bài khảo cứu này, sau được Bửu Cầm đưa vào tập sách mỏng in ronéo Dẫn nhập nghiên cứu chữ Nôm dùng làm tài liệu học tập cho sinh viên của Đại học Văn khoa Sài Gòn [Bửu Cầm 1962]. Giải thích về căn nguyên của những khuyết điểm trong chữ Nôm, Bửu Cầm cho rằng “vì ngày xưa không được chính quyền công nhận, phó mặc dân chúng muốn viết thế nào thì viết, miễn là có lý là được, thành ra mỗi người mỗi ý, không nhất trí. Nếu xưa kia đã có một quyển tự điển để quy định phép viết chữ Nôm cho phân minh, khiến mọi người cứ theo đó mà viết và đọc, thì có lẽ chữ Nôm đã thành một thứ văn tự hoàn toàn chẳng kém gì chữ Cao Ly và chữ Nhật Bản (Hòa văn) cũng thoát thai ở chữ Hán” [Bửu Cầm 1960: 64; 1962: 40; in nhấn mạnh là bởi CXG]. Bửu Cầm đã so sánh chữ Nôm của Việt Nam với chữ của Cao Ly (Triều Tiên) và chữ của Nhật Bản. Theo ý ông, trong các loại chữ “thoát thai” từ chữ Hán, thì Nôm Việt “chưa thành một thứ văn tự hoàn toàn”, tức là thứ văn tự chưa hoàn thiện, còn chữ Triều Tiên và chữ Nhật Bản đều trở thành thứ chữ hoàn thiện. Ngặt là do nội dung .