Trong nghiên cứu này, 96 chủng nấm men thuộc bộ sưu tập giống vi sinh vật đã được sàng lọc và xác định khả năng tích lũy kẽm. Các chủng nấm men được nuôi cấy trong môi trường cơ bản Saboraund có bổ sung 1000 mg/l Zn(NO3 )2 , ở 28o C trong 72 giờ. Kết quả cho thấy, có mối tương quan tuyến tính giữa nồng độ kẽm bổ sung vào môi trường nuôi cấy và hàm lượng kẽm tích lũy trong sinh khối. Chủng nấm men S. cerevisiae 2049 có khả năng tích lũy kẽm hữu cơ với hàm lượng cao nhất, đạt 8916 mg/kg sinh khối. | Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ Sàng lọc chủng nấm men Saccharomyces Cerevisiae có khả năng tích lũy kẽm cao Nguyễn Thị Trang*, Lê Đức Mạnh, Nguyễn Thị Minh Khanh, Trịnh Thanh Hà, Lê Thị Thắm, Phạm Thu Trang, Lê Hồng Quang Viện Công nghiệp Thực phẩm, Bộ Công thương Ngày nhận bài 26/4/2017; ngày chuyển phản biện 28/4/2017; ngày nhận phản biện 29/5/2017; ngày chấp nhận đăng 15/6/2017 Tóm tắt: Được biết đến với khả năng tích lũy các nguyên tố vi lượng, nấm men có khả năng chuyển hóa kẽm từ dạng vô cơ thành dạng hữu cơ nhờ sự hình thành các mối liên kết với các đại phân tử trong tế bào. Dạng tồn tại này của kẽm trong nấm men làm tăng khả năng hấp thu kẽm của cơ thể con người. Trong nghiên cứu này, 96 chủng nấm men thuộc bộ sưu tập giống vi sinh vật đã được sàng lọc và xác định khả năng tích lũy kẽm. Các chủng nấm men được nuôi cấy trong môi trường cơ bản Saboraund có bổ sung 1000 mg/l Zn(NO3)2, ở 28oC trong 72 giờ. Kết quả cho thấy, có mối tương quan tuyến tính giữa nồng độ kẽm bổ sung vào môi trường nuôi cấy và hàm lượng kẽm tích lũy trong sinh khối. Chủng nấm men S. cerevisiae 2049 có khả năng tích lũy kẽm hữu cơ với hàm lượng cao nhất, đạt 8916 mg/kg sinh khối. Với khả năng này, chủng S. cerevisiae 2049 sẽ là một chủng tiềm năng cho sản xuất nấm men giàu kẽm trên quy mô công nghiệp ở Việt Nam. Từ khóa: kẽm, nấm men, Saccharomyces cerevisiae, tích lũy kẽm. Chỉ số phân loại: Mở đầu Kẽm từ lâu đã được biết đến là một trong những nguyên tố vi lượng quan trọng đối với cơ thể con người. Kẽm tham gia vào thành phần cấu trúc tế bào, hệ thống các enzyme, tác động đến hầu hết các quá trình sinh học trong cơ thể [1]. Trên thế giới, tình trạng thiếu kẽm ở trẻ em đang diễn ra rất phổ biến, đặc biệt là các nước đang phát triển với khoảng 2 tỷ người bị thiếu kẽm [2]. Nguy cơ thiếu kẽm tương đối cao và tập trung chủ yếu ở khu vực Nam Á, tiếp theo là Bắc Phi và Trung Đông. Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) là khu vực có nguy cơ thiếu kẽm cao đứng thứ 3 trên thế giới [3]. .