Tuổi đồng vị U-Pb của zircon trong đá granitogneis phức hệ Đại Lộc và ý nghĩa địa chất của chúng

Trong nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn phương pháp phân tích đồng vị U-Pb trong zircon bằng phương pháp LA-ICP-MS để xác định tuổi kết tinh các đá granitogneis phức hệ Đại Lộc và các hoạt động biến chất liên quan. | Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, 37 (1), 28-35 Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất (VAST) Website: Tuổi đồng vị U-Pb của zircon trong đá granitogneis phức hệ Đại Lộc và ý nghĩa địa chất của chúng Nguyễn Thị Dung 1, Phạm Trung Hiếu2, Nguyễn Trung Minh1 Bảo tàng Thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. HCM 1 2 Ngày nhận bài: 6 - 6 - 2014 Chấp nhận đăng: 10 - 2 - 2015 ABSTRACT U-Pb zircon age of granitogneiss of the Dai Loc complex and their geological significances Dai Loc granitoid complex located to the north of Kon Tum massif. It is composed of porphyric biotite granitogneiss, two mica granitogneis, granodiorite gneiss and granite migmatite. Rock forming minerals include mainly K-feldspar, Na rich plagioclase, quartz and biotite. Zircons separated from two granitogneiss samples (DLT 02 and DLT 07) collected in the Dai Loc complex were analyzed for U and Pb isotopic compositions using an LA-ICP-MS to determine the protolith ages of the complex. Data acquired from thirty-nine zircon grains provide concordant ages concentrated at 427-423 Ma (weighted mean), indicating that the protolith age of the granitogneiss (age of primary magma crystallization) is late Silurian. © 2015 Vietnam Academy of Science and Technology 1. Mở đầu Phức hệ Đại Lộc do Huỳnh Trung và nnk (1979) xác lập (Đào Đình Thục và nnk, 1995), phân bố rộng rãi ở phía bắc địa khu Kon Tum. Khối Đại Lộc được chọn là khối chuẩn của phức hệ. Phức hệ granitoid Đại Lộc tạo thành các khối có dạng kéo dài theo phương á vĩ tuyến với diện lộ khoảng vài trăm km2, chúng xuyên cắt đá biến chất hệ tầng A Vương, gây biến chất tiếp xúc nhiệt với quy mô lớn, tạo các đới đá sừng rộng hàng km (Đào Đình Thục và nnk, 1995). Mặt khác, granitoid Đại Lộc bị trầm tích Devon phủ lên trên và bị các thể nhỏ granit kiểu Bản Chiềng hay Bà Nà xuyên cắt, gây biến đổi sau magma rõ rệt .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.