Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu và phân tích, đánh giá các yếu tố kiểm soát sự phân bố độ mặn (chủ yếu là NaCl) trong trầm tích biển Đệ tứ ở khu vực Nam Định bằng cách sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau như khai thác lỗ khoan, lấy mẫu trầm tích không bị xáo trộn, lấy nước lỗ chân lông ép, phân tích các thành phần đồng vị hóa học và ổn định của nước lỗ rỗng. | 36(2), 139-148 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 6-2014 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ ĐỘ MẶN CỦA NƯỚC LỖ RỖNG TRONG LỚP TRẦM TÍCH BIỂN TUỔI ĐỆ TỨ VÙNG NAM ĐỊNH HOÀNG VĂN HOAN1, PHẠM QUÝ NHÂN2, FLEMMING LARSEN3, NGUYỄN THẾ CHUYÊN4 Email: hoanghoandctv@ 1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất 2 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 3 Cục Địa chất Đan Mạch 4 Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Quốc gia Ngày nhận bài: 9 - 9 - 2013 1. Mở đầu 2. Khái quát vùng nghiên cứu Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cung cấp nước đóng một vai trò quan trọng. Dải ven biển tỉnh Nam Định kéo dài từ Giao Thủy đến Nghĩa Hưng, trong những năm vừa qua đã phát hiện, thăm dò và khai thác nước trong thấu kính nước nhạt lớn trong tầng chứa nước Pleistocen và Neogen. Tuy nhiên, những nghiên cứu sâu hơn về sự hình thành của thấu kính nước nhạt quí giá này vẫn còn nhiều hạn chế. . Vị trí vùng nghiên cứu Theo kết quả quan trắc mực nước từ năm 1994 đến 2012, mực nước dưới đất trong tầng chứa nước Pleistocen đã suy giảm đến hơn 9 m và trung bình cho toàn vùng suy giảm từ 0,4m đến 0,7m mỗi năm [4]. Nguyên nhân hạ thấp mực nước chủ yếu là do khai thác, dẫn đến nguy cơ xâm nhập mặn gia tăng. Thêm vào đó, nằm ngay trên tầng chứa nước Pleistocen là lớp thấm nước yếu trầm tích biển có tổng hàm lượng chất rắn hòa tan (TDS) trong nước lỗ rỗng đạt hơn 30g/l (trong đó hàm lượng NaCl chiếm hơn 70%). Sự phân bố NaCl của nước lỗ rỗng trong lớp trầm tích biển theo chiều sâu phản ánh khả năng và mức độ xâm nhập mặn tầng chứa nước Pleistocen nói chung và thấu kính nước nhạt nói riêng. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố này sẽ góp phần giải thích cơ chế xâm nhập mặn theo phương thẳng đứng do ảnh hưởng của lớp trầm tích biển trong vùng nghiên cứu. Vùng nghiên cứu nằm ở phía đông nam đồng bằng Bắc bộ, bao gồm địa bàn các huyện Mỹ Lộc, Giao Thủy, Xuân Trường, Trực Ninh, Nam Trực, Ý Yên, Hải Hậu và Nghĩa Hưng thuộc tỉnh Nam Định. . Đặc điểm địa chất Đệ tứ .