Chi quao núi (Stereospermum Cham..) và khẳng định lại loài Stereospermum fimbriatum phân bố ở Việt Nam

Trong nghiên cứu này khẳng định lại về mặt phân loại cũng như phân bố của loài S. fimbriatum (Quao xẻ tua) trên cơ sở mẫu tiêu bản có đủ hoa quả thu được ngoài thực địa, đồng thời cung cấp khóa phân loại và cập nhật danh pháp, vùng phân bố và mẫu nghiên cứu cho tất các loài thuộc chi Quao núi ở Việt Nam. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 CHI QUAO NÚI (Stereospermum Cham.) VÀ KHẲNG ĐỊNH LẠI LOÀI Stereospermum fimbriatum PHÂN BỐ Ở VIỆT NAM ĐẶNG VĂN SƠN Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam TRẦN THẾ BÁCH, VŨ XUÂN PHƯƠNG Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Quao núi (Stereospermum Cham.) là chi thuộc họ Quao (Bignoniaceae) có khoảng 20 loài phân bố chủ yếu ở Châu Phi, Madagascar và khu vực Đông Nam Á [1]. Các nghiên cứu về phân loại chi này được công bố ở các nước lân cận Việt Nam như: Thái Lan có 4 loài [5], Trung Quốc có 3 loài [8], Lào có 4 loài và Campuchia có 4 loài [6]. Ở Việt Nam, theo Phạm Hoàng Hộ (2000) [3] thì Quao núi có 4 loài. Năm 2005, tác giả Vũ Xuâng Phương trong Danh lục các loài thực vật Việt Nam [4] đã ghi nhận chi này có 5 loài, trong đó cập nhật thêm loài S. fimbriatum (Quao xẻ tua) theo một công bố trước đó của Phan Kế Lộc và cộng sự, tuy nhiên công bố này chỉ dựa vào “một mẫu hoa duy nhất nhặt được bên đồi ven rừng” ở VQG Yok Đôn để ghi nhận mới loài S. fimbriatum (Quao xẻ tua) cho hệ thực vật Việt Nam. Do vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi khẳng định lại về mặt phân loại cũng như phân bố của loài S. fimbriatum (Quao xẻ tua) trên cơ sở mẫu tiêu bản có đủ hoa quả thu được ngoài thực địa, đồng thời cung cấp khóa phân loại và cập nhật danh pháp, vùng phân bố và mẫu nghiên cứu cho tất các loài thuộc chi Quao núi ở Việt Nam. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu là mẫu vật của các loài thuộc chi Quao núi (Stereospermum Cham.) được thu thập ngoài thực địa kết hợp với các mẫu tiêu bản đang lưu giữ trong ở các Bảo tàng thực vật trong nước và quốc tế. Sử dụng phương pháp hình thái so sánh để nghiên cứu chi Quao núi ở Việt Nam. Các đặc điểm hình thái được sử dụng để xây dựng khóa phân loại nhận dạng loài. Giá trị sử dụng của từng loài cũng được cập nhật theo kết quả điều tra ngoài thực địa kết hợp với tài liệu của Võ Văn Chi .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.