Thành phần loài giun đất và các nhóm động vật không xương sống khác ở đất tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế

Công trình nghiên cứu về các nhóm động vật không xương sống khác ở đất. Vì vậy nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của động vật không xương sống ở đất tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế là cần thiết. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 THÀNH PHẦN LOÀI GIUN ĐẤT VÀ CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT KHÔNG XƢƠNG SỐNG KHÁC Ở ĐẤT TẠI HUYỆN A LƢỚI TỈNH THỪA THIÊN-HUẾ NGUYỄN VĂN THUẬN Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Huế HỒ THỊ MAI ĐẶNG Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Nam Đông HOÀNG HỮU TÌNH Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Động vật đất có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái đất. Nghiên cứu động vật đất góp phần tìm hiểu đặc tính sinh học của đất nhằm đề xuất các biện pháp cải tạo đất. Huyện A Lưới nằm ở phía tây tỉnh Thừa Thiên-Huế, có tài nguyên đất đa dạng với 6 nhóm đất chính, phân bố trên 3 vùng sinh thái đặc trưng. Do canh tác phân tán, sử dụng đất không hợp lý của con người cùng với hậu quả của chiến tranh nên hiện tượng thoái hoá đất xảy ra với mức độ ngày càng tăng. Ở A Lưới đã có một số dẫn liệu về thành phần loài giun đất tại một số vùng được đề cập trong công trình nghiên cứu khu hệ giun đất Bình Trị Thiên của Nguyễn Văn Thuận (1994) [10]. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu về các nhóm động vật không xương sống khác ở đất. Vì vậy nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của động vật không xương sống ở đất tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế là cần thiết. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu Giun đất và một số nhóm động vật không xương sống ở đất. 2. Tƣ liệu nghiên cứu Chúng tôi đã phân tích 1324 cá thể giun đất và 316 cá thể thuộc các nhóm Động vật không xương sống (ĐVKXS) khác trong 28 hố đào định tính và 84 hố đào định lượng ở 28 điểm nghiên cứu, thuộc 8 xã và 1 thị trấn của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Mẫu nghiên cứu được lưu trữ tại phòng thí nghiệm Động vật học, khoa Sinh, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu mẫu: Mẫu định lượng và định tính thu trong các hố đào có kích thước 50 cm x 50 cm theo các tầng đất (A0 = lớp đất thảm, A1 = 0-10 cm, A2 = 10-20 cm ) cho đến độ sâu không gặp các nhóm động vật không xương sống ở đất (theo Ghiliarov,

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
5    67    2    28-04-2024
2    83    2    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.