Nhằm cung cấp những dữ liệu cơ bản về nguồn tài nguyên cây thực phẩm, từ đó làm cơ sở đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển một số loài có giá trị tại khu vực nhằm sử dụng hợp lý và phát triển bền vững tài nguyên rừng, góp phần cải thiện kinh tế hộ gia đình, tăng lượng hàng hóa trao đổi của huyện vùng biên giới Sốp Cộp tỉnh Sơn La. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 ĐA DẠNG CÁC LOÀI THỰC VẬT ĐƢỢC CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC SỬ DỤNG LÀM THỰC PHẨM Ở XÃ MƢỜNG LẠN, HUYỆN SỐP CỘP, TỈNH SƠN LA VŨ THỊ LIÊN, PHẠM QUỲNH ANH Trường Đại học Tây Bắc NGUYỄN THỊ QUYÊN Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Sông Mã, Sơn La Thực vật rừng là nguồn tài nguyên quan trọng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Ở những nơi khác nhau, độ cao khác nhau, thành phần thực vật có thể khác nhau, đó là kết quả sinh trưởng phát triển của từng loài và sự thích ứng của chúng với những biến động của nhân tố ngoại cảnh. Vì vậy, thực vật rừng ở mỗi địa phương trong thời điểm nhất định không chỉ phản ánh hiện trạng tài nguyên, tính đa dạng sinh học mà còn phản ánh tình trạng môi trường rừng. Việt Nam với 3/4 diện tích đất đai là rừng núi và hơn loài thực vật bậc cao có mạch, rất nhiều loài cây đã được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, phục vụ cho cuộc sống của con người. Với nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, Việt Nam là 1 trong 9 trung tâm đa dạng sinh học trên thế giới. Ngoài giá trị to lớn là cung cấp các loại gỗ có giá trị kinh tế cao, nhiều loài cây còn được sử dụng làm thực phẩm. Những loài cây này được gọi là những cây ăn được, chúng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống nhân dân, nhất là các dân tộc miền núi. Một số loài cây trước đây được sử dụng như một loại lương thực, thực phẩm để cứu đói, thì nay trở thành những món ăn đặc sản quý hiếm. Trải qua bao thế hệ cùng thăng trầm lịch sử, nhiều loài cây cũng đã đi vào sử sách với những giá trị đã được thừa nhận. Xã Mường Lạn huyện Sốp Cộp có cộng đồng dân tộc Thái, H’Mông, Tày, Mường, Khơ Mú. Lào sinh sống và gắn bó với rừng từ lâu đời. Vào thời gian nông nhàn, cộng đồng dân tộc vào rừng săn bắt thú, kiếm cá ngoài suối hay thu hái các loại lâm sản phụ như măng tre, rau rừng, mật ong, Kiến thức sử dụng các loài thực vật từ rừng làm thực phẩm của cộng đồng người dân tộc là sản phẩm kết tinh văn hóa và kinh nghiệm qua nhiều thế hệ gắn