Chi microcos l. và chỉnh lý danh pháp cho loài cò ke (Bung Lai) ở Việt Nam

Trong phạm vi bài báo này, đề cập tới đặc điểm hình thái của chi mang tên Grewia và Microcos của loài Cò ke và lý do xếp loài này vào chi tương ứng, đồng thời giới thiệu đặc điểm và khóa định loại các loài thuộc chi Microcos ở Việt Nam. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 CHI Microcos L. VÀ CHỈNH LÝ DANH PHÁP CHO LOÀI CÒ KE (BUNG LAI) Ở VIỆT NAM HÁN THỊ HẢI YẾN ih ư h i2 ĐỖ THỊ XUYẾN, i n inh h i v T i ng yên inh vậ Kh a h v C ng ngh i a Trường i n n Người đầu tiên trên thế giới đề cập tới chi Cò ke (Grewia L.) là Linnaeus-nhà thực vật học người Thụy Điển trong công trình nổi tiếng là “Species plantarum” xuất bản vào tháng 5 năm 1753. Tác giả đã đặt tên chi Cò ke là Grewia L. và đặt chi này vào họ Tiliaceae bên cạnh các chi như: Berya, Microcos, Colana, Hainania, Schoutenia, Corchorus. Trên thế giới chi này có khoảng 150 loài [7]. Loài Cò ke (hay còn được gọi là Bung lai)-Grewia paniculata Roxb. ex DC. được Roxb. công bố năm 1814 nhưng là tên trần, sau đó công bố hữu hiệu vào năm 1832 và được xếp vào chi Grewia L. Ở Việt Nam, đây là loài có phân bố phổ biến từ Bắc vào Nam, được sử dụng làm thuốc, cho quả ăn, cho gỗ,. . Tuy nhiên loài này hiện chưa được thống nhất giữa các tác giả trong việc xếp vào chi Grewia (Maxwell T. Masters, 1875; Gagnep. 1911; Phạm Hoàng Hộ, 1999) hay Microcos (C. Pheng Klai, 1993). Bên cạnh đó, loài này thường được mô tả và nhầm lẫn với loài cũng được gọi là Bung lai (Microcos paniculata L.). Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi đề cập tới đặc điểm hình thái của chi mang tên Grewia và Microcos của loài Cò ke và lý do xếp loài này vào chi tương ứng, đồng thời giới thiệu đặc điểm và khóa định loại các loài thuộc chi Microcos ở Việt Nam. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng Chi Microcos L. và loài Cò ke (Bung lai)-Grewia paniculata Roxb. ex DC. ở Việt Nam, dựa trên mẫu vật và tài liệu chuyên khảo. T i i : Các tài liệu về phân loại chi họ Đay (Tiliaceae) trên thế giới và của Việt Nam, đặc biệt là các chuyên khảo. M vậ : Các mẫu vật thực vật thuộc chi Cò ke (Grewia L.), Bung lai (Microcos L.) ở Việt Nam hiện được lưu giữ ở các phòng tiêu bản thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN); Viện Sinh học nhiệt đới-Tp.

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.