Trong bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu phân loại thảm thực vật tự nhiên và tìm hiểu những nguyên nhân chính gây ra suy thoái rừng ở địa phương. Kết quả thu được góp phần vào việc quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên rừng ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 PHÂN LOẠI THẢM THỰC VẬT TỰ NHIÊN VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY SUY THOÁI RỪNG Ở HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG Trường ĐỖ KHẮC HÙNG Trường Ca ẳng ư h Giang LÊ NGỌC CÔNG ih ư h i h Th i g yên Vị Xuyên là huyện vùng thấp của tỉnh Hà Giang, có tổng diện tích đất tự nhiên là , diện tích rừng là (chiếm 67,5%) trong đó có rừng đặc dụng. Do địa hình hiểm trở và có Ban Quản lý rừng đặc dụng riêng nên một số nơi còn giữ được đặc điểm nguyên sinh của rừng và có thành phần thực vật rất đa dạng và phong phú. Dân số huyện Vị Xuyên có người với 15 dân tộc cùng sinh sống, trong đó người Tày chiếm tỷ lệ cao nhất (36,1%), sau đó là người Dao 22,9%, người Kinh 15,2%, người Mông 11,0%, người Nùng 7,8%, còn lại là các dân tộc khác. Với hoạt động sản xuất và khai thác tài nguyên rừng truyền thống như chặt phá rừng, đốt, lấy đất làm nương rẫy, làm nơi chăn thả. nên nhiều diện tích rừng bị thu hẹp, nhiều loài cây có giá trị kinh tế cao như: Nghiến, pơ mu, đinh. đã bị khai thác kiệt quệ và thảm thực vật rừng bị suy thoái rất nghiêm trọng. Trong bài báo này chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu phân loại thảm thực vật tự nhiên và tìm hiểu những nguyên nhân chính gây ra suy thoái rừng ở địa phương. Kết quả thu được góp phần vào việc quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên rừng ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu thập số liệu ngoài thực địa được thực hiện theo phương pháp tuyến điều tra và ô tiêu chuẩn. Dựa vào bản đồ thảm thực vật của tỉnh, thiết lập các tuyến điều tra đi qua tất cả kiểu thảm thực vật trong khu vực. Trên tuyến điều tra lập 30 ô tiêu chuẩn tạm thời có kích thước 50m 50m, để điều tra thu thập số liệu về thành phần loài và cấu trúc thảm thực vật. Thu thập số liệu theo các phương pháp thông thường đang được sử dụng trong nghiên cứu sinh thái học và lâm học hiện nay. Sử dụng phương pháp của Thái Văn Trừng (1970) để mô tả cấu trúc của thảm thực .