Bài viết “Bảo tồn đa dạng sinh học Khu Bảo tồn biển Hòn Cau - Cà Ná” có mục đích nêu bật giá trị đa dạng sinh học và phương án quy hoạch bảo tồn ở Hòn Cau - Cà Ná. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC KHU BẢO TỒN BIỂN HÒN CAU - CÀ NÁ LƯU THẾ ANH, NGUYỄN ĐÌNH KỲ Viện Địa lý HÀ QUÝ QUỲNH Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Biển và đại dương thế giới chiếm 71% diện tích quả đất, chứa một khối lượng hơn 1,5 tỷ km3 nước, chiếm 97,3% toàn bộ lượng nước của hành tinh. Biển là vùng mỏ khoáng sản gồm dầu khí, sắt - mangan và sunfua; là nguồn cung cấp thực phẩm lớn cho con người; chứa đựng nguồn năng lượng sạch, muối và đa dạng sinh học cao. Nước ta nằm ở ven bờ biển Đông với hơn 3260 km chiều dài bờ biển chạy dọc từ Bắc tới Nam với hàng nghìn hòn đảo. Điều kiện địa lý đó đã đem lại nhiều thuận lợi, tiềm năng cũng như những thách thức lớn lao cho sự nghiệp mở mang, phát triển và bảo vệ đất nước. Biển Đông là một biển nửa kín được bao bọc bởi lục địa châu Á gồm bán đảo Đông Dương; đảo Đài Loan, Philippines và đảo Kalimantan. Chín nước bao quanh biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei, Inđônêxia, Thái Lan, Campuchia, Singapore. Bên cạnh khoáng sản, biển Đông còn chứa đựng nhiều giá trị đa dạng sinh học, tài nguyên sinh vật. Năm 2010, Việt Nam đã phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển (Khu BTB) Việt Nam đến năm 2020, trong đó có mục đích Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn biển nhằm bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái biển. Bài viết “Bảo tồn đa dạng sinh học Khu Bảo tồn biển Hòn Cau - Cà Ná” có mục đích nêu bật giá trị đa dạng sinh học và phương án quy hoạch bảo tồn ở Hòn Cau - Cà Ná. I. PHƯƠNG PHÁP VÀ TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp Thống kê: Thống kê số liệu về hiện trạng đa dạng sinh học ở khu vực nghiên cứu. Nội dung chính của các thông tin gồm: số loài, diện sinh cảnh của Khu BTB. Bản đồ, GIS: Là công cụ, phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, hiển thị các thông tin đa dạng sinh học. GIS là công cụ chính để thực hiện xây dựng bản đồ phân bố. 2. Tư liệu Báo cáo khảo sát và đánh giá đa dạng sinh học khu .