Kết quả điều tra vi khuẩn lam (cyanobacteria) cửa Hàm Luông, cửa Đại (sông Tiền) và cửa Trần Đề (sông Hậu)

Bài báo này nhằm giới thiệu kết quả điều tra thành phần VKL ở ba cửa sông: Cửa Đại, cửa Hàm Luông (thuộc sông Tiền) và cửa Trần Đề (thuộc sông Hậu). Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VI KHUẨN LAM (CYANOBACTERIA) CỬA HÀM LUÔNG, CỬA ĐẠI (SÔNG TIỀN) VÀ CỬA TRẦN ĐỀ (SÔNG HẬU) HỒ SỸ HẠNH Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk VÕ HÀNH Trường Đại học Vinh ĐẶNG LÊ UYÊN PHƯƠNG Sở Giáo dục & Đào tạo Đồng Tháp Vi khuẩn lam (Cyanobac teria) (VKL) là sinh ật v quang tự dưỡng có vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái nói chung và hệ sinh thái nước nói riêng, đặc biệt là vùng cửa sông. Bên cạnh những vai trò hữu ích của VKL, một số loài VKL có tác động đến quá trình hình thành sự phú dưỡng của thủy vực. Hiện tượng “nở hoa nước” do các VKL như Microcystis, Anabaena, Merismopedia gây cho một số động vật thủy sinh chết hàng loạt ảnh hưởng đến chất lượng nước. Một số loài VKL phát triển trên các vật liệu kiến trúc ảnh hưởng tới giá trị của các công trình xây dựng. Chính vì thế nó đã lôi cuốn nhiều nhà khoa học trên th ế giới và trong nước quan tâm. Ở nước ta đã có các công trình điều tra nghiên cứu VKL trong các thủy vực (ao, hồ, sông, suối), ruộng lúa và trong đất trồng nhưng tập trung chủ yếu miền Bắc và miền Trung. Ở khu vực đồng bằng châu thổ sông Mê Kông chưa được quan tâm nhiều, nhất là hệ sinh thái các vùng cửa sông. Bài báo này nhằm giới thiệu kết quả điều tra thành phần VKL ở ba cửa sông: Cửa Đại, cửa Hàm Luông (thuộc sông Tiền) và cửa Trần Đề (thuộc sông Hậu). I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm, thời gian: Chúng tôi tiến hành thu mẫu nghiên cứu tại 3 cửa sông: Trần Đề (thuộc sông Hậu, tỉnh Sóc Trăng), Hàm Luông và cửa Đại (thuộc sông Tiền, tỉnh Bến Tre). Mẫu được thu trong 2 đợt: đợt 1 vào 10 năm 2009 (mùa mưa), đợt 2 vào tháng 3 năm 2010 (mùa khô). 2. Phương pháp thu và xử lý mẫu: Việc thu mẫu ở ba cửa sông đều được thực hiện trên 3 mặt cắt (I, II, III) theo hướng tiến dần ra biển. Tại mỗi mặt cắt, mẫu được thu tại 3 điểm: 2 điểm ở ven bờ và 1 điểm ở giữa dòng. Mẫu VKL được thu ở tầng mặt (0 - 20 cm) bằng lưới vớt thực vật nổi N0 75; sau đó cho mẫu vào lọ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.