Nội dung bài viết trình bày kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần phục vụ cho các hoạt động bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên di truyền các cây thuốc ở Việt Nam. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN CỦA SÂM NGỌC LINH (PANAX VIETNAMENSIS Ha et Grushv., 1985) VỚI CÁC LOÀI TRONG CHI PANAX NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TRANG, NGUYỄN GIANG SƠN Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật LÊ THANH SƠN Viện Dược liệu, Bộ Y tế PHAN KẾ LONG Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam Một số loài thuộc chi Panax L. (Araliaceae) được sử dụng làm dược liệu có giá trị cao như Nhân sâm (Panax ginseng), Tam thất ( Panax notoginseng). Ở Việt Nam, có một số loài thuộc chi này như Sâm vũ diệp ( Panax bipinatifidus), Tam thất hoang ( Panax stipuleanatus) và Sâm ngọc linh (Panax vietnamensis). Đặc biệt, Sâm ngọc linh đã được xác định là một cây thuốc quý của Việt Nam. Tuy nhiên, việc khai thác quá mức và phá hủy vùng phân bố tự nhiên đã dẫn đến sự tuyệt chủng ngoài thiên nhiên của Sâm ngọc linh. Để bổ sung cứ liệu khoa học cho việc xác định vị trí phân loại và mối quan hệ di truyền của Sâm ngọc linh với các loài khác trong chi Panax, chúng tôi đã tiến hành phân tích về tiến hóa của đoạn trình tự ADN thuộc gen ITS-rDNA của chúng, một vùng trình tự được xác định có khả năng bộc lộ quan hệ giữa các loài gần gũi về nguồn gốc tiến hóa. Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần phục vụ cho các hoạt động bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên di truyền các cây thuốc ở Việt Nam. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 02 mẫu Sâm ngọc linh (Panax vietnamensis) thu tại vườn sâm Tắk-nô, xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam kí hiệu SNL1, SNL2. Bảng 1 Danh sách các trình tự sử dụng trong nghiên cứu Tên khoa học Mã hiệu Genbank Tên khoa học Mã hiệu Genbank Panax assamicus AY233321 P. pseudoginseng var. angustifolius AY271915 P. bipinnatifidus U41679 P. pseudoginseng var. elegantior AY271917 P. ginseng AY548192 P. pseudoginseng var. bipinnatifidus AY271913 P. japonicas AY271918 P. quinquefolius FJ606755 P. japonicus var. angustifolius FJ872548 P. shangianus AY233328 P. japonicus var. bipinnatifidus AY233323 P. .