Việc nghiên cứu đánh giá tính đa dạng loài của khu hệ thú một cách hệ thống sẽ giúp phát hiện những điểm đặc trưng và độc đáo của khu hệ vùng Tây Bắc, phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, xây dựng cơ sở dữ liệu động vật Việt Nam, tạo lập cơ sở khoa học cho phân vùng địa động vật Việt Nam. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 GIÁ TRỊ CÁC LOÀI THÚ VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM ĐẶNG HUY PHƯƠNG, NGUYỄN TRƯỜNG SƠN Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Vùng Tây Bắc bao gồm các tỉnh: Một phần của tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hoà Bình. Đây là những tỉnh với diện tích rừng tự nhiên còn tương đối phong phú, là nơi trú ngụ quan trọng cho các loài động vật và diện tích rừng đầu nguồn có ý nghĩa và có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cộng đồng cư dân địa phương. Các nghiên cứu gần đây cho thấy giá trị đa dạng cao về các loài thú trong khu vực với nhiều loài có giá trị kinh tế và bảo tồn cao. Việc nghiên cứu đánh giá tính đa dạng loài của khu hệ thú một cách hệ thống sẽ giúp phát hiện những điểm đặc trưng và độc đáo của khu hệ vùng Tây Bắc, phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, xây dựng cơ sở dữ liệu động vật Việt Nam, tạo lập cơ sở khoa học cho phân vùng địa động vật Việt Nam. I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu: Nghiên c ứu được tiến hành từ năm 2003 -2010 ở nhiều địa điểm thuộc vùng Tây Bắc, gồm: Vườn Quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai), khu vực Văn Bàn (Yên Bái và Lào Cai), Khu B ảo tồn thiênnhiên Copia (Sơn La), khu v ực Mường Do, Phù Yên (Sơn La), Phìn Hồ (Lai Châu), Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha (Sơn La), Khu B ảo tồn thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò (Hoà Bình), khu v ực rừng bản Bún, xã Tân Xuân, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. 2. Phương ngháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là điều tra phỏng vấn, tham khảo tài liệu và khảo sát theo tuyến đối với các loài thú lớn. Với các loài có kích thước nhỏ như: Dơi, gặm nhấm và thú ăn sâu bọ, sử dụng các loại bẫy chuyên dụng để thu thập mẫu vật nghiên cứu. Với các loài dơi lưới mờ, bẫy thụ cầm, vợt cầm tay được sử dụng chủ yếu. Với các loài thú ăn sâu bọ và gặm nhấm, các loại bẫy hộp, bẫy lồng và bẫy hố, bẫy ống được sử dụng để thu thập mẫu vật. Các mẫu sau khi thu thập sẽ được sử lý sơ bộ trên hiện trường và được .