Hiện trạng mối (Isoptera) gây hại khu phố cổ Hội An và hiệu quả kiểm soát loài mối Coptotermes gây hại chính bằng bả diệt mối BDM 10

Nội dung bài viết trình bày hiện trạng mối (Isoptera) gây hại khu phố cổ Hội An và hiệu quả kiểm soát loài mối Coptotermes gây hại chính bằng bả diệt mối BDM 10. Mời các bạn tham khảo! | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 4 (2017) 69-78 Hiện trạng mối (Isoptera) gây hại khu phố cổ Hội An và hiệu quả kiểm soát loài mối Coptotermes gây hại chính bằng bả diệt mối BDM 10 Nguyễn Quốc Huy* Viện Sinh thái và Bảo vệ Công trình, 267 Chùa Bộc, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 26 tháng 9 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 30 tháng 9 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 26 tháng 10 năm 2017 Tóm tắt: Kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng mối gây hại tại 178 công trình kiến trúc tại khu phố cổ Hội An đã xác định được 6 loài mối thuộc 2 giống và 2 họ mối. Trong đó giống Coptotermes chiếm ưu thế với 4 loài, giống mối còn lại là Cryptotermes có 2 loài. Có 102/178 công trình điều tra đang bị mối xâm hại ở các mức độ gây hại khác nhau. Có 4 loài mối được xác định là loài gây hại chính cho khu phố cổ. Mức độ gây hại của từng loài cụ thể là Coptotermes gestroi là loài gây hại nghiêm trọng nhất, tiếp đến là loài Coptotermes formosanus; C. ceylonicus và Cryptotermes domesticus. Có 77 công trình nhiễm mối Coptotermes đã được xử lý bằng bả BDM 10. Kết quả cho thấy, hiệu quả xử lý mối đạt 100% ở các công trình, trong đó: có 78,11% công trình đã đạt hiệu quả xử lý ngay trong lần đánh bả thứ nhất; 19,39% công trình cần có lần xử lý bả thứ 2 và chỉ có 2,5% số công trình bị mối gây hại nặng, cần xử lý bả thứ 3. Từ khóa: Mối, bả mối, phố cổ, mối ngầm, Coptotermes. 1. Đặt vấn đề Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm sát biển, cách Cửa Đại khoảng 7 km, thuộc hạ lưu sông Thu Bồn, vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 và 18. Hiện nay, Hội An là một di tích lịch sử văn hoá duy nhất của khu vực Đông Nam Á còn lưu giữ được hầu như nguyên vẹn những nét chính của một đô thị - thương cảng cổ. Vì vậy, tại kỳ họp lần thứ 23, ngày 4 tháng 12 năm 1999, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã công nhận đô thị cổ

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.