Một bộ phận giáo viên còn chưa thấy hết vai trò của kiểm tra đánh giá, do vậy, việc ra đề kiểm tra nhiều khi còn qua loa, nhiều giáo viên ra đề kiểm tra với mục đích lam sao cho dễ chấm nên kết quả đánh giá chưa khách quan. Việc lập ma trận chưa đúng theo yêu cầu, hệ thống câu hỏi không phù hợp với ma trận, không phân hóa được đối tượng học sinh. Để khắc phục những quan điểm sai lệch đó, đồng thời để lôi cuốn học sinh tích cực học tập môn Lịch sử thì nhất thiết phải đổi mới việc kiểm tra đánh giá. | Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử THCS VẤN ĐỀ MỞ ĐẦU Trong thời gian qua, cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học thì vấn đề đổi mới trong kiểm tra đánh giá là khâu hết sức quan trọng trong quá trình giảng dạy và học tập. Kiểm tra đánh giá nhằm làm sáng rõ tình hình lĩnh hội kiến thức, sự hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh, bổ sung, củng cố, hệ thống hoặc khái quát hóa kiến thức đã học, đồng thời chuẩn bị cho việc lĩnh hội kiến thức mới. Mặt khác, qua kiểm tra, đánh giá học sinh, giáo viên có thể tự đánh giá việc giảng dạy của mình. Vì vậy, kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu của quá trình dạy học, là một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học. Kiểm tra đánh giá không chỉ là công việc của giáo viên, mà còn là của cả học sinh. Giáo viên kiểm tra kết quả học tập của học sinh. Học sinh t ự kiểm tra đánh giá việc học tập của mình và kiểm tra đánh giá lẫn nhau. TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Thực trạng Thực tế cho thấy, việc kiểm tra đánh giá (bao gồm kiểm tra thường xuyên và định kì) vẫn được tiến hành để thúc đẩy học sinh học tập, nhưng đa số học sinh chưa có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môn học, cho đó là “môn phụ”, ngại học. Mặt khác, một bộ phận giáo viên chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc kiểm tra đánh giá, cho rằng chỉ cần các em nắm được kiến thức cơ bản trên lớp là được. Hoặc nếu có kiểm tra thì cũng chỉ kiểm tra kiến thức, chứ chưa chú trọng kiểm tra kĩ năng, thái độ, tư tưởng, tình cảm và khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Hình thức kiểm tra chủ yếu vẫn là giáo viên kiểm tra học sinh, chưa 1 chú ý đến sự đánh giá của học sinh với học sinh, tự đánh giá của học sinh. Các hình thức kiểm tra vẫn còn đi theo lối mòn. 2. Kết quả (hiệu quả của thực trạng trên) .