Văn học trung đại có đặc thù riêng như vậy nên khi tìm hiểu về nền văn học này là chúng ta giúp học sinh tìm về thế giới của người xưa, giúp các em bồi dưỡng nhân cách, biết yêu quý các giá trị phi vật thể, yêu quê hương, yêu đất nước, yêu gia đình và tự hào dân tộc, có lý tưởng XHCN, lòng khoan dung, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, trí tiến thủ lập nghiệp không cam chịu nghèo nàn. Dạy văn học trung đại, giúp học sinh nắm được các giá trị nhân văn và nghệ thuật của tác phẩm văn học. | Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác một vài nét về nghệ thuật miêu tả trong Truyện Kiều của Nguyễn Du A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lời mở đầu: Văn học là bộ phận tinh tế của văn hóa, thể hiện khát vọng vươn tới các giá trị “chân, thiện, mỹ” của nhân dân. Đã có nhiều những tác phẩm có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ sâu sắc, có ý thức giáo dục, bồi dưỡng tinh thần, tình cảm, nhân cách và bản lĩnh cho các thế hệ công dân của đất nước. Trong hệ thống giáo dục phổ thông, môn văn có một vị trí quan trọng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật thì ph ương pháp luận của khoa học nhân bản có những đổi mới. Việc đổi mới sách giáo khoa ngữ văn THCS nhằm giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực chủ yếu: năng lực hành động, thích ứng, giao tiếp , năng lực tự khẳng định. Đồng thời phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh. Ở bộ môn ngữ văn thời lượng giành cho việc giảng dạy tác phẩm văn chương là tương đối lớn. Trong số thời lượng ấy, số tiết dạy văn học Trung đại cũng chiếm một phần không nhỏ, được tìm hiểu ở toàn cấp học. Do đó việc nắm được mối quan hệ giữa giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học trung đại là vô cùng cần thiết. Văn học trung đại được tính từ thế kỉ X cho đến hết thế kỉ XIX, phát triển dưới các triều đại phong kiến. Văn học Việt Nam thời kì này đã kết tinh nghệ thuật ở phạm vi văn vần hơn văn xuôi. Bút pháp thiên vào lối chấm phá, điểm nhãn, gợi nhiều hơn tả trong nghệ thuật. Các tác giả văn học trung đại, đặc biệt là các tác giả tài năng, vừa tuân thủ vừa phá vỡ tính qui phạm, phát huy cá tính sáng tạo trong sáng tác. Nổi bật trên nền văn học thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Văn học trung đại có đặc thù riêng như vậy nên khi tìm hiểu về nền văn học này là chúng ta giúp học sinh tìm về thế giới của ng .