Giọng điệu trần thuật - dấu ấn chuyên biệt trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan

Bài viết vận dụng lý thuyết ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật để phân tích, so sánh, đánh giá sự độc đáo, hấp dẫn trong phát huy khả năng diễn đạt của tiếng nói dân tộc như một nét duyên tạo nên phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan nói riêng, truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 nói chung. | Giọng điệu trần thuật - dấu ấn chuyên biệt trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 29/2019 5 GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT - DẤU ẤN CHUYÊN BIỆT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN Nguyễn Thị Huệ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Quận Hoàng Mai - Hà Nội Tóm tắt: Bài viết vận dụng lý thuyết ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật để phân tích, so sánh, đánh giá sự độc đáo, hấp dẫn trong phát huy khả năng diễn đạt của tiếng nói dân tộc như một nét duyên tạo nên phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan nói riêng, truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 nói chung. Nghiên cứu giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là vấn đề có ý nghĩa lí luận - lịch sử cấp thiết nhằm làm nổi bật những đóng góp quan trọng của nhà văn không chỉ cho nền văn học nước nhà giai đoạn 30-45 mà còn khẳng định những đóng góp quan trọng của dòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn này. Từ khoá: Ngôn ngữ, trần thuật, giọng điệu Nhận bài ngày ; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Huệ; Email: huehue1167@ 1. MỞ ĐẦU Trong “ Đời viết văn của tôi”, Nguyễn Công Hoan từng bộc bạch: “Tôi đặt nhiều công phu vào việc viết truyện ngắn, chứ không phải vào việc viết truyện dài. Tôi chỉ viết truyện dài khi nào tôi lười đi tìm đề tài để viết truyện ngắn”. Ngay lập tức, văn đàn đã coi đó là lời tuyên ngôn của Nguyễn Công Hoan và tập trung sự chú ý nhiều hơn vào các truyện ngắn của ông. Và cũng ngay tại thời điểm những năm 1930-1945, Nguyễn Công Hoan đã là một trong năm cây bút có tên tuổi nhất, vững vàng nhất góp phần định hình dòng văn học hiện thực phê phán. Gần 70 năm đã trôi qua, nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của Nguyễn Công Hoan đã được thực hiện, công bố rộng rãi, nhưng chưa có một công trình nghiên cứu riêng nào về giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn của nhà văn. Có thể nói giọng điệu trần thuật được nhà văn sử dụng như một lưỡi dao

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.