Bài viết là một cuộc hành trình “lội ngược dòng” tìm về ngọn nguồn thơ Bích Khê để thấy được giữa thơ cổ điển và thơ tượng trưng Bích Khê có sự giao hòa, tiếp biến, gặp gỡ, vận động và hình thành, góp phần đưa thơ Bích Khê phát triển đến đỉnh cao, hòa mình vào dòng chảy văn học thế giới. | Diễn trình từ thơ cổ điển sang lãng mạn và tượng trưng trong thơ Bích Khê 16 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI DIỄN TRÌNH TỪ THƠ CỔ ĐIỂN SANG LÃNG MẠN VÀ TƯỢNG TRƯNG TRONG THƠ BÍCH KHÊ Nguyễn Thị Mỹ Hiền NCS Khoa Văn học - Học viện Khoa học Xã hội Tóm tắt: Trước khi đến với Thơ mới (lãng mạn và tượng trưng), một thời gian dài (1931- 1936), Bích Khê đã sáng tác thơ cổ điển (ca trù, Đường luật) đăng rải rác trên các báo “Tiếng dân”,“Tiểu thuyết thứ Năm”, “Người mới”. Sau 1937, ông chuyển hẳn sang thơ lãng mạn và tượng trưng do sự tác động của Hàn Mặc Tử và chịu nhiều ảnh hưởng của thơ Pháp, đặc biệt là thơ Baudelaire. Có thể thấy, thơ Bích Khê có sự chuyển động nhanh chóng từ thơ cổ điển qua thơ lãng mạn và tượng trưng. Bài viết là một cuộc hành trình “lội ngược dòng” tìm về ngọn nguồn thơ Bích Khê để thấy được giữa thơ cổ điển và thơ tượng trưng Bích Khê có sự giao hòa, tiếp biến, gặp gỡ, vận động và hình thành, góp phần đưa thơ Bích Khê phát triển đến đỉnh cao, hòa mình vào dòng chảy văn học thế giới. Từ khóa: Thơ Đường; thơ lãng mạn; thơ tượng trưng; Bích Khê; diễn trình sáng tác. Nhận bài ngày ; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Hiền; Email: myhien0811@ 1. MỞ ĐẦU Năm 1936, Bích Khê “chia tay” với thơ cổ điển (ca trù, thơ Đường) để đến với thơ Mới (lãng mạn và tượng trưng); điều này không xa lạ, vì đó là một xu thế tất yếu đổi mới của thi ca Việt Nam lúc bấy giờ. Để làm được điều này, Bích Khê đã tìm đến các trường phái thi ca hiện đại của phương Tây như chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tượng trưng.; đặc biệt, ông chịu ảnh hưởng mỹ học Baudelaire cùng nhiều quan điểm nghệ thuật khác nhau của các nhà thơ Pháp; đồng thời, ông luôn ý thức giữ những mối liên hệ mật thiết, bền chặt với truyền thống văn hóa, văn học phương Đông Chính cái hồn cốt của thơ cổ điển được hun đúc từ thuở thiếu thời đã làm nền móng vững chắc để thơ Bích Khê tiến thẳng