Bài viết này giới thiệu về cách xây dựng hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm và một minh họa về sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Hóa học ở nhà trường phổ thông. | Các hình thức hoạt động trải nghiệm trong môn Hóa học ở nhà trường phổ thông CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN HÓA HỌC Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG NGUYỄN THỊ THÙY TRANG Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Email: thuytrangdhsphue1@ Tóm tắt: Học từ trải nghiệm (hoạt động trải nghiệm) giúp người học không những có được năng lực thực hiện mà còn có những trải nghiệm về cảm xúc, ý chí và nhiều trạng thái tâm lý khác. Thông qua hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm, vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân. Bài báo này giới thiệu về cách xây dựng hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm và một minh họa về sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Hóa học ở nhà trường phổ thông. Từ khóa: Hoạt động trải nghiệm, hình thức trải nghiệm, tổ chức trải nghiệm, môn Hóa học. 1. MỞ ĐẦU Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) là hoạt động giáo dục có mục đích, có tổ chức được thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân học sinh (HS), nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh [4]. Thông qua việc tham gia vào các HĐTN, HS được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân. Các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè, Từ đó, hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực (NL) cần thiết. HĐTN trong nhà trường phổ thông có hình thức tổ