Hiệu ứng nhiệt điện trở dương (PTC) là hiệu ứng mà điện trở suất của mẫu tăng đáng kể tại nhiệt độ chuyển pha kim loại - điện môi. Hệ gốm BaTiO3 và BaTiO3 pha tạp Y được chế tạo bằng phương pháp gốm thông thường với các nguyên liệu ban đầu đều có độ sạch ≥ 99%. Các mẫu đã được phủ điện cực bằng phương pháp phún xạ catot. | Hiệu ứng nhiệt điện trở dương trên vật liệu BaTiO3 pha tạp Y KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG HIỆU ỨNG NHIỆT ĐIỆN TRỞ DƯƠNG TRÊN VẬT LIỆU BATIO3 PHA TẠP Y Nguyễn Long Tuyên, Nguyễn Thanh Đình, Trần Thị Thu Trang Trường Đại học Hùng Vương TÓM TẮT Hiệu ứng nhiệt điện trở dương (PTC) là hiệu ứng mà điện trở suất của mẫu tăng đáng kể tại nhiệt độ chuyển pha kim loại - điện môi. Hệ gốm BaTiO3 và BaTiO3 pha tạp Y được chế tạo bằng phương pháp gốm thông thường với các nguyên liệu ban đầu đều có độ sạch ≥ 99%. Các mẫu đã được phủ điện cực bằng phương pháp phún xạ catot. Thực nghiệm đã cho thấy được sự phù hợp tương đối giữa lý thuyết và các kết quả thực nghiệm đồng thời cũng thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa chuyển pha cấu trúc và chuyển pha kim loại - điện môi. Từ khóa: PTC, hiệu ứng nhiệt điện trở dương, BaTiO3, định luật Curie-Weiss 1. MỞ ĐẦU Vật liệu BaTiO3 là vật liệu sắt điện hiện đang được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Không chỉ dừng lại với việc nghiên cứu cấu trúc ABO3 bao gồm 3 thành phần, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu xét tới việc pha tạp thêm các nguyên tố làm cho tính chất của vật liệu perovskite đa dạng hơn rất nhiều nhờ một loạt các hiệu ứng (hiệu ứng chuyển pha, hiệu ứng méo mạng.). Ví dụ họ vật liệu có dạng AxA’1-xByB’1-yO3 với các bán kính ion A và A’, B và B’ khác nhau đem lại sự biến dạng lớn về cấu trúc và thay đổi các tính chất điện từ dẫn đến các tương tác mạnh (tương tác trao đổi, siêu trao đổi.), là nguyên nhân chính làm biến đổi cả về tính chất điện và tính chất từ (hiện tượng từ hóa tự phát hoặc phân cực tự phát). PTC là khái niệm dùng để chỉ vật liệu có điện trở suất tăng khi nhiệt độ tăng. Hiệu ứng này lần đầu tiên tìm thấy trên hệ vật liệu gốm bán dẫn BaTiO3 vào năm 1964. Thông thường điện trở suất ở nhiệt độ phòng của gốm BaTiO3 là 1010 , lúc này vật liệu mang tính điện môi. Bằng cách pha tạp ta có thể làm giảm điện trở suất của vật .