Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là để góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh tiểu học theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực hiện quá trình giao tiếp. | MỘT SỐ TRÒ CHƠI GIÚP HỌC SINH TIỂU HỌC HỌC TỐT MÔN TIẾNG ANH I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1a. Đặt vấn đề Tầm quan trọng của vấn đề Vị trí của môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học Bậc tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh . Môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học cũng như những môn học khác cung cấp những tri thức ban đầu và những nhận thức về việc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài . Môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học là một môn học độc lập chiếm không ít thời gian trong chương trình học của học sinh . Bởi đặc thù của môn học nó không giống như các môn học khác là ngoài giờ học trên lớp các em không thể nhận được sự kèm cặp hay giúp đỡ nào từ phía gia đình . Nhất là vùng nông thôn của chúng tôi hầu hết các bậc phụ huynh chỉ có rấtt ít kiến thức về môn Tiếng Anh . Môn Tiếng Anh có tầm quan trọng to lớn trong thời kỳ đổi mới hiện nay của đất nước trong xu thế hội nhập toàn cầu hoá cả thế giới là một ngôi nhà chung . Vì vậy Tiếng Anh nó là môn học ngôn ngữ giao tiếp chung và được xem là ngôn ngữ quốc tế . Ở Việt Nam những năm gần đây môn Tiếng Anh cũng được bắt đầu đưa vào học ở chương trình học của bậc tiểu học nên cần phải có từ ngữ đơn giản gần gũi phù hợp với hoạt động nhận thức của học sinh . Môn Tiếng Anh cũng có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện tính kiên trì và ghi nhớ từ các thao tác tư duy cần thiết cho việc tiếp cận và hình thành ngôn ngữ mới . Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học Ở lứa tuổi tiểu học cơ thể của học sinh đang trong thời kỳ thay đổi hay nói cụ thể là các hệ cơ quan chưa hoàn thiện . Vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên các em không thể làm lâu một cử động đơn điệu dễ nhàm chán làm cho các em học sinh không tập trung được và không muốn học . Học sinh tiểu học rất hào hứng và thích tiếp xúc với một sự vật một hiện tượng nào đó nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh . Học sinh tiểu học thường hiếu động ham hiểu biết cái mới xong các em lại chóng chán . Do vậy trong dạy học giáo viên .