Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo nhỡ 4 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc

Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm là với mong muốn đề ra các biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4 tuổi một cách có hệ thống từ dễ đến khó, phù hợp với khẳ năng nhận thức của trẻ từ yếu đến giỏi để cải thiện phần nào tình hình khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở nhóm lớp mà tôi đang dạy nói riêng, bên cạnh đó làm tư liệu cho các giáo viên dạy trẻ cùng lứa tuổi khác nói chung có thể tham khảo để dạy trẻ 4 tuổi nói được ngôn ngữ mạch lạc. Đồng thời từ đó có cơ sở khoa học để tuyên truyền cho các bậc phụ huynh phối hợp rèn luyện ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thêm ở nhà một cách hiệu quả. | SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo nhỡ 4 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc A. PHẦN THỨ I ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài 1. Cơ sở lý luận Ngôn ngữ trước hết là một phương tiện hình thành và phát triển nhận thức về thế giới xung quanh của con người. Trong trường mầm non phát triển ngôn ngữ cho trẻ là không thể thiếu nó gắn liền trong suốt qua trình chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt là đối với trẻ mẫu giáo nhỡ 4 tuổi việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là một nội dung vô cùng quan trọng nó giúp trẻ tìm hiểu khám phá nhận thức về môi trường xung quanh thông qua cử chỉ và lời nói của người lớn. Từ sinh hoạt hàng ngày trẻ làm quen với các sự vật hiện tượng có trong môi trường xung quanh để từ đó hiểu được những đặc điểm tính chất công dụng của các sự vật cùng với từ tương ứng. Nhờ có ngôn ngữ trẻ nhận biết ngày càng nhiều các sự vật hiện tượng mà trẻ được tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra ngôn ngữ còn hỗ trợ trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh giữa trẻ với trẻ đặc biệt là những cảm xúc tích cực. Qua giao tiếp trẻ có thêm cơ hội phát triển ngôn ngữ Nói trọn câu nói câu có nghĩa điều chỉnh những câu nói lắp nói ngọng. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe hiểu ngôn ngữ khả năng trình bày có logic trình tự chính xác đúng ngữ pháp và có hình ảnh một nội dung nhất định. Vì thế sự mạch lạc của lời nói rất cần thiết. Nó được phát triển ngay từ khi trẻ bắt đầu học nói. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thực chất là rèn luyện khả năng tư duy ngôn ngữ và sử dụng lời nói để giao tiếp bởi vì sự mạch lạc của ngôn ngữ chính là sự mạch lạc của tư duy. Dạy lời nói mạch lạc có hai dạng là đối thoại và độc thoại. Dạy lời nói mạch lạc trong ngôn ngữ đối thoại Dạy trẻ biết nghe và hiểu lời nói đối thoại biết nói chuyện trả lời câu hỏi và biết đặt ra các câu hỏi. Khi nói chuyện cần phải biết điều khiển bản thân một cách có văn hoá cần phải lịch sự khi trả lời và đặt câu hỏi. Dạy lời nói mạch lạc trong ngôn ngữ độc thoại Dạy trẻ

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.