Biểu diễn trực quan trong dạy học số thập phân ở tiểu học giúp HS tích lũy những biểu tượng ban đầu về số thập phân, tạo chỗ dựa cho quá trình suy nghĩ, tri giác đồng thời giúp học sinh phát triển năng lực tư duy trừu tượng và trí tưởng tượng. Bài viết trình bày khái quát về biểu diễn trực quan; Biểu diễn trực quan trong dạy học phân số, số thập phân ở tiểu học. | SỬ DỤNG BIỂU DIỄN TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC SỐ THẬP PHÂN Ở TIỂU HỌC BÙI THỊ CẨM YẾN TRƯƠNG THỊ MINH THẢO - QUÁCH HOÀNG NGUYÊN THẢO TRẦN THỴ THU THẢO - MAI THỊ NGỌC TRANG Khoa Giáo dục Tiểu học 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trước kia đồ dùng dạy học thường chỉ dành cho giáo viên GV dùng để minh họa bổ sung những kết luận được nêu ra HS chỉ quan sát để củng cố niềm tin vào những điều GV giảng. Trong dạy học tích cực hiện nay vai trò của đồ dùng dạy học đã thay đổi đồ dùng dạy học chủ yếu dùng cho HS thực hành và khám phá kiến thức mới. Nội dung chủ đề số thập phân ở tiểu học rất trừu tượng và khái quát trong khi đó vẫn còn nhiều GV dạy theo lối truyền thụ thiếu mô hình trực quan hỗ trợ nên HS thường gặp khó khăn trong việc hiểu nắm khái niệm cũng như thực hiện các phép tính liên quan. Vì vậy để giúp các em hiểu rõ bản chất của chúng thì sử dụng BDTQ là giải pháp sư phạm hữu hiệu nhất. 2. KHÁI QUÁT VỀ BIỂU DIỄN TRỰC QUAN a Biểu diễn Có nhiều định nghĩa khác nhau về biểu diễn trong giáo dục toán. Hầu hết các nhà nghiên cứu giáo dục toán phân biệt giữa biểu diễn trong và ngoài trong đó biểu diễn ngoài là những biểu hiện của các ý tưởng hoặc khái niệm như biểu đồ bảng biểu đồ thị sơ đồ ngôn ngữ và biểu diễn trong là các mô hình nhận thức mà một người có được trong trí óc họ. Ozgun Koca 2003 đã đề xuất vai trò của các biểu diễn trong dạy học toán như sau - Các biểu diễn là một phần không tách rời của toán học - Các biểu diễn là những cụ thể hóa khác nhau của một khái niệm nào đó - Các biểu diễn được sử dụng để giảm bớt độ khó của vấn đề - Các biểu diễn nhằm làm cho toán học hấp dẫn và thú vị hơn. Biểu diễn như là một công cụ của tư duy. Chúng ta biểu diễn một vấn đề hoặc khái niệm và dùng biểu diễn đó để tư duy. Hơn nữa biểu diễn còn được xem như một phương pháp ghi nhớ và là một phương pháp để thông tin. Bruner theo Tadao Nakahara 2007 chỉ ra rằng có thể chia biểu diễn thành 3 phạm trù theo các giai đoạn phát triển của biểu diễn là - Biểu diễn thực tế. - Biểu diễn biểu tượng Kỷ yếu Hội .