Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm giúp các em học sinh xác định đúng đắn mục tiêu học tập, cảm nhận được niềm hạnh phúc trong học tập để việc học không còn là nỗi ám ảnh, khó khăn; mong muốn nhà trường sẽ thực sự là môi trường thân thiện, là nơi nuôi dưỡng và chắp cánh ước mơ để học sinh hướng tới hạnh phúc trong cuộc sống sau này. | SỞ GD-ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGUYỄN CẢNH CHÂN PHỤ LỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN CẢNH CHÂN TẠO DỰNG NIỀM HẠNH PHÚC TRONG HỌC TẬP 2 Thanh Chương tháng 4 năm 2023 3 SỞ GD-ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGUYỄN CẢNH CHÂN BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN CẢNH CHÂN TẠO DỰNG NIỀM HẠNH PHÚC TRONG HỌC TẬP LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÓM TÁC GIẢ 1. Lê Hải Nam Phó Hiệu trưởng sđt 0913195567 2. Nguyễn Văn Thuần Hiệu trưởng sđt 0919124666 3. Nguyễn Thị Phương Giáo viên sđt 0962027926 . Thanh Chương tháng 4 năm 2023 4 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây sự phát triển của cộng đồng thanh thiếu niên là vấn đề giành được rất nhiều sự quan tâm từ xã hội. Đặc biệt lứa tuổi thiếu niên lứa tuổi học sinh TH với những biến đổi quan trọng về mọi mặt đã đang và sẽ là mối quan tâm sát sao của những bậc làm cha mẹ giáo viên và cả bản thân học sinh. Lứa tuổi học sinh THPT từ 14- 17 tuổi là giai đoạn chuyển tiếp trong sự phát triển của con người diễn ra giữa giai đoạn trẻ em và trưởng thành. Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt cả về thể chất lẫn tinh thần. Ở lứa tuổi này học sinh thường ưa tìm tòi thích khám phá thích thể hiện mình và luôn hành động theo cảm tính. Nếu cảm thấy điều gì có sự hấp dẫn lý thú các em sẽ chủ động tiếp cận và tìm hiểu. Ngược lại nếu cảm thấy sự nhàm chán các em sẵn sàng quay lưng. Sự áp đặt miễn cưỡng đối với các em sẽ không có tác dụng hoặc thậm chí với tâm lý thích thể hiện mình nó còn phản tác dụng. Chính vì thế trong học tập nếu thấy vui thấy thích thấy thỏa mãn các em sẽ tự giác và chủ động tham gia tiếp thu và chiếm lĩnh. Nghĩa là nếu thực sự cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc trong học tập thì các em học sinh sẽ học tập tích cực và hiệu quả hơn. Điều này không chỉ dựa vào cơ sở lý luận của tâm lý học mà còn được rút ra từ thực tế trải nghiệm của bản thân mỗi học sinh. Học sinh cảm .