Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm giúp học sinh định hướng được nghề nghiệp dựa trên hiểu biết về nghề, nhu cầu thị trường lao động, sự phù hợp của nghề được lựa chọn với năng lực và hứng thú của cá nhân; xây dựng được kế hoạch đường đời; có khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. | PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Mục tiêu của giáo dục phổ thông ở nước ta đang được chuyển hướng từ trang bị kiến thức sang trang bị năng lực cần thiết cho các em học sinh. Trong tiến trình đổi mới ấy giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong chương trình xây dựng môn học. Thực tế cho thấy năm học 2022 - 2023 đã đưa môn hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp vào chương trình dạy học ở lớp 10 nhằm mục đích hình thành phát triển ở học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động năng lực định hướng nghề nghiệp đồng thời góp phần hình thành phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung quy định trong Chương trình tổng thể. Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã quan tâm đến việc đưa kỹ năng sống vào nhà trường giáo dục kỹ năng sống dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở nước ta theo công văn số 463 BGDĐT-GDTX ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở Giáo dục mầm non Giáo dục phổ thông và Giáo dục thường xuyên yêu cầu đẩy mạnh hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo định hướng phát triển toàn diện phẩm chất năng lực của học sinh gắn với định hướng nghề nghiệp Kỹ năng sống giữ vai trò quan trọng đối với cá nhân và xã hội. Nó chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ hành vi thói quen tích cực lành mạnh. Người có kỹ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn thử thách biết ứng xử giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp họ thường thành công hơn trong cuộc sống luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Tuy nhiên không ít bộ phận học sinh còn thiếu nhiều kỹ năng sống cần thiết như Kỹ năng hợp tác kỹ năng giải quyết vấn đề kỹ năng đặt mục tiêu kỹ năng quản lí thời gian kỹ năng đảm nhận trách nhiệm kỹ năng tự nhận thức về bản thân kỹ năng đàm phán kỹ năng phân tích tổng