Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động kể chuyện

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non "Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động kể chuyện" được thực hiện nhằm giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện; giúp trẻ có khả năng ghi nhớ có chủ định; rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ; giúp giáo viên và phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện. | 1 A. PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Bác Hồ đã dạy Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc chúng ta phải giữ gìn nó quý trọng nó. . Việc rèn luyện và phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ - viên gạch đầu tiên của nền móng giáo dục mầm non là cả một quá trình liên tục và có hệ thống đòi hỏi phải kiên trì cô giáo bố mẹ là người gương mẫu để trẻ noi theo. Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy cũng là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp xã hội. Nhờ có ngôn ngữ trẻ nhận biết được các sự vật hiện tượng mà trẻ được tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp thiết. Nhưng cho đến nay mặc dù đã áp dụng rất nhiều hình thức và phương pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhưng vẫn chưa đem lại kết quả như mong muốn. Nguyên nhân là do giáo dục ngôn ngữ chưa có sự phối kết hợp đồng bộ thống nhất giữa ba nhân tố Gia đình- Nhà trường- Cô giáo. Cho nên năm học này tôi đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh để phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhằm tìm ra Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động kể chuyện . Giúp trẻ phát âm tròn vành rõ tiếng biết thể hiện tình cảm của mình với mọi người xung quanh. Biết yêu quý con người yêu thiên nhiên và những con vật nuôi trong gia đình. Từ đó trẻ được phát triển toàn diện về Đức- Trí- Thể- Mĩ và Lao động. 2. Cơ sở thực tiễn. Năm học 2021-2022 là một năm học đặc biệt khó khăn trước tình hình diễn biến phúc tạp của đại dịch Covid 19 xảy ra khắp mọi nơi. Thực hiện đúng chỉ đạo của thủ tướng chính phủ về việc không tụ tập đông người để ngăn chặn dịch bệnh không lây lan rộng đến cộng đồng vì vậy học sinh không thể đến trường

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.