Bồ Đào Nha và chữ Quốc ngữ - Mở đầu

Năm 1651, hai tác phẩm rất quan trọng về lịch sử tiếng Việt Nam đã được xuất bản tại Roma: cuốn "Từ diển Việt-Bồ-La" và cuốn "Phép Giảng Tám Ngày Cho Kẻ Muốn Chịu Phép Rửa Tội Mà Vào Ðạo Thánh Ðức Chuá Trời" (1). Điều mới mẻ đặc biệt là việc sử dụng một hệ thống chữ viết có tính cách mạng lấy từ vần la tinh, vừa mới được sáng chế trước đó. | Bồ Đào Nha và chữ Quốc ngữ Mở đầu Năm 1651 hai tác phẩm rất quan trọng về lịch sử tiếng Việt Nam đã được xuất bản tại Roma cuốn Từ diển Việt-Bồ-La và cuốn Phép Giảng Tám Ngày Cho Kẻ Muốn Chịu Phép Rửa Tội Mà Vào Đạo Thánh Đức Chuá Trời 1 . Điều mới mẻ đặc biệt là việc sử dụng một hệ thống chữ viết có tính cách mạng lấy từ vần la tinh vừa mới được sáng chế trước đó. Hệ thống chữ viết ấy ngày nay thường được gọi chung là chữ quốc ngữ. Trong gần hai thế kỷ mãi cho đến lúc xuất hiện cuốn Từ điển La-Việt của Taberd năm 1838 2 hai tác phẩm ấy vẫn là những công trình duy nhất áp dụng hệ thống chữ viết này được in. Hai cuốn sách ấy ghi rõ trên bìa tên của tác giả Alexandre de Rhodes thuộc Hội dòng Giê-su nhà truyền giáo Tông tòa. Quốc ngữ Thành ngữ quốc ngữ theo nguyên tự Hán- Việt là tiếng nói của người Việt . Thực ra đây là một lối viết tiếng Việt khác với chữ Hán được sử dụng chính thức Bồ Đào Nha và chữ Quốc ngữ trong nhiều thế kỷ. Việc áp dụng một lối viết để đọc tiếng Việt khởi thuỷ là chữ Nôm hệ thống chữ viết này lấy từ cách viết chữ Hán mà chúng ta sẽ có dịp nói đến sau này. Nhưng từ khoảng đầu thế kỷ 20 thành ngữ quốc ngữ về kỹ thuật nhằm để nói đến lối viết tiếng Việt theo mẫu tự La-tinh và ngày nay mọi người đều hiểu như thế. Chữ quốc ngữ ấy xây dựng trên căn bản vần La- tinh được bổ túc hai kiểu mẫu âm tiêu nhằm thích ứng với tính đa dạng của các âm tố nơi tiếng Việt và để ghi chép rõ nét các âm. Đây là lối viết ngày nay được mọi người Việt sử dụng. Đến khi chữ quốc ngữ đã bắt đầu được sử dụng chính thức tại Việt Nam vào đầu thế kỷ XX 3 người ta cố truy tìm lịch sử của nó bấy giờ tên tuổi Alexandre de Rhodes đã sớm được công nhận như là người khai sinh ra việc chuyển vần La-tinh vào tiếng Việt Nam. Rồi từ đó ông được nâng lên tận mây xanh như một ngôi sao đứng một mình soi sáng cho đêm tối của quá khứ xa xưa của những thời kỳ truyền giáo tiên khởi trước khi các vị truyền giáo Paris đến trong đó Taberd và các đấng kế vị là những đại diện có tên tuổi. Chính .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
97    85    2    22-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.