Tham khảo tài liệu 'nghị định số 49-hđbt về việc quy định chi tiết việc thi hành pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào việt nam do hội đồng bộ trưởng ban hành', văn bản luật, xuất nhập khẩu phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số 49-HĐBT Hà Nội ngày 04 tháng 3 năm 1991 NGHỊ ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 49-HĐBT NGAY 4-3-1991 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VIỆC THI HÃNH PHÁP LỆNH CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ NƯỚC NGOÀI VÃO VIỆT NAM HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG Căn cứ Luật Tổ chức Hội Đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 4 tháng 7 năm 1981 Căn cứ Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 29 tháng 12 năm 1987 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 30 thang 6 năm 1990 Căn cứ Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam ngày 10 tháng 12 năm 1988 Theo đề nghị của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước NGHỊ ĐỊNH Chương 1 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Nghị định này cụ thể hoá Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam dưới đây viết tắt là Pháp lệnh nhằm thực hiện Pháp lệnh. Điều 2. Các bên tham gia chuyển giao công nghệ. 1. Bên giao công nghệ nói ở khoản 1 điều 2 của Pháp lệnh gồm - Pháp nhân nước ngoài tổ chức kinh tế tài chính khoa học công ty xí nghiệp - Tổ chức phi chính phủ - Cá nhân nước ngoài - Các xí nghiệp và công ty có vôn nước ngoài là pháp nhân Việt Nam - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài. 2. Bên nhận công nghệ nói ở khoản 2 điều 2 của pháp lệnh gồm - Pháp nhân Việt Nam tổ chức kinh tế khoa học công ty xí nghiệp các đơn vị kinh tế quốc doanh tập thể và tư nhân viện nghiên cứu trường đại học hiệp hội - Xí nghiệp công ty có vốn đầu tư nước ngoài là pháp nhân Việt Nam - Cá nhân Việt Nam. Điều 3. - Nội dung chuyển giao công nghệ. Các hoạt động dưới đây được coi là hoạt động chuyển giao công nghệ 1. Chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp như - Sáng chế - Kiểu dáng công nghiệp - Nhãn hiệu hàng hoá. Các đối tượng trên được hiểu theo điều 4 chương I Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngày 28-1-1989. Hoạt động mua bán nhãn hiệu hàng hoá mà không kèm theo việc chuyển giao các quyền sở hữu công nghiệp khác thì .