Hiệp định tương trợ tư pháp 39/LPQT

Hiệp định tương trợ tư pháp số 39/LPQT về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và Mông Cổ | HIỆP ĐỊNH SỐ 39 LPQT NGÀY 17 THÁNG 4 NĂM 2000 VỀ TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ CÁC VẤN ĐỀ DÂN SỰ GIA ĐÌNH VÀ HÌNH SỰ GIỮA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ MÔNG CỔ Có hiệu lực từ ngày 13 tháng 6 năm 2002 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Mông Cổ sau đây gọi là các Bên ký kết để tăng cường hơn nữa sự hợp tác trong lĩnh vực quan hệ pháp luật trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và cùng có lợi đã quyết định dành cho nhau sự tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự gia đình và hình sự và với mục đích đó đã thoả thuận những điều dưới đây Phần thứ nhất NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 Bảo vệ pháp lý. 1. Công dân của Bên ký kết này được hưởng trên lãnh thổ Bên ký kết kia sự bảo vệ pháp lý về các quyền nhân thân và tài sản như công dân Bên ký kết kia. 2. Công dân của Bên ký kết này có quyền được tự do và không bị cản trở liên hệ với các Cơ quan tư pháp có thẩm quyền về các vấn đề dân sự gia đình và hình sự của Bên ký kết kia có thể bày tỏ ý kiến đề đạt yêu cầu đưa đơn kiện và thực hiện những hành vi tố tụng khác tại các cơ quan đó như công dân của Bên ký kết kia. 3. Những quy định của Hiệp định này cũng được áp dụng đối với các pháp nhân của các Bên ký kết. Điều 2. Tương trợ tư pháp. 1. Các Cơ quan tư pháp của hai Bên ký kết tương trợ tư pháp lẫn nhau đối với các vấn đề dân sự bao gồm cả thương mại và lao động gia đình và hình sự theo những quy định của Hiệp định này. 2. Các Cơ quan tư pháp cũng tương trợ về tư pháp cho các cơ quan khác của các Bên ký kết có thẩm quyền về các vấn đề nói tại khoản 1 Điều này. Điều 3 Cách thức liên hệ. 1. Khi thực hiện tượng trợ tư pháp các Cơ quan tư pháp của các Bên ký kết liên hệ với nhau thông qua các Cơ quan Trung ương. Cơ quan Trung ương về phía Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Bộ Tư pháp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về phía Mông Cổ là Bộ Tư pháp Mông Cổ Tổng Viện Kiểm sát Mông Cổ. 2. Khi thực hiện tương trợ tư pháp các cơ quan khác có thẩm quyền về các vấn đề dân sự và .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.