Một giải pháp cho chính tả phương ngữ - Nguyễn Thị Ly Kha

Bài viết này bàn đến một giái pháp cho chính tả phương ngữ. Đó là giải pháp luyện tập chính tả dựa trên danh sách từ - chữ cần rèn luyện về chính tả. Giải pháp này dựa trên những kết quả nghiên cứu về nội dung dạy học chính tả và hệt thống bài tập chính tả trong sách giáo khoa, sách bài tập Tiếng Việt tiểu học hiện hành; về khả năng phân tích âm vị - tự vị, khả năng chính tả của học sinh tiểu học. | Một giải pháp cho chính tả phương ngữ Thứ năm, 24 Tháng 2 2011 19:24 TS. Nguyễn Thị Ly Kha, ĐHSP TP HCM [Bài đã đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ, số 3-2009, ] Chữ viết tiếng Việt hiện đại thuộc loại hình chữ viết ghi âm âm vị, có rất nhiều điểm tiện dụng. Nhưng tình trạng học sinh viết sai chính tả, nhất là ở mảng chính tả phương ngữ, vẫn rất phổ biến. Lâu nay, tình trạng này thường được xem có nguyên nhân từ ảnh hưởng phương ngữ, từ phương pháp dạy học: giáo viên (GV) dạy chính tả thông qua dạy chính âm; và không ít người cho rằng sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) môn Tiếng Việt – phương tiện dạy học của GV – thể hiện nguyên tắc dùng chính âm để giải quyết chính tả. Bài viết này bàn đến một giải pháp cho chính tả phương ngữ. Đó là giải pháp luyện tập chính tả dựa trên danh sách từ chữ cần rèn luyện về chính tả. Giải pháp này dựa trên những kết quả nghiên cứu về nội dung dạy học chính tả và hệ thống bài tập chính tả trong SGK, SGV, sách bài tập (SBT) Tiếng Việt tiểu học hiện hành; về khả năng phân tích âm vị - tự vị, khả năng chính tả của học sinh (HS) tiểu học([1]). Tính hành dụng của việc dạy tiếng mẹ đẻ ở bậc tiểu học quy định và chi phối toàn diện việc lựa chọn nội dung chính tả và yêu cầu về kĩ năng chính tả khi tổ chức dạy học chính tả cho HS. Ở bậc tiểu học, các nội dung chính tả được thể hiện qua hệ thống các bài tập chính tả. Có thể nói bài tập chính tả là yếu tố không thể thiếu trong hệ thống bài tập môn Tiếng Việt để rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho HS, nhất là kĩ năng “đọc - viết” (Loại hình chữ viết ghi âm âm vị cùng với đặc điểm loại hình ngôn ngữ đơn lập điển hình đã khiến việc hình thành và rèn luyện kĩ năng chính tả và kĩ năng đọc trong dạy học tiếng Việt ở tiểu học càng gắn bó chặt chẽ). 1. Từ nội dung chính tả trong SGK, SBT và SGV Tiếng Việt tiểu học hiện hành. Sách giáo khoa, SBT, SGV vừa là định hướng vừa là công cụ trực tiếp tham gia vào quá trình dạy học, giữ vai trò quan trọng đối với chất lượng dạy học. Vì vậy, bàn

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
76    736    3    28-04-2024
2    532    2    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.