NGHỊ ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC | CHÍNH PHỦ Số 21 2010 NĐ-CP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội ngày 08 tháng 03 năm 2010 NGHỊ ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001 Căn cứ Luật Cán bộ công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008 Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ NGHỊ ĐỊNH Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định về quản lý biên chế công chức bao gồm nguyên tắc quản lý biên chế công chức căn cứ xác định biên chế công chức nội dung quản lý biên chế công chức. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Bộ cơ quan ngang Bộ cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức do Chính phủ Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập. 2. Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương. 3. Văn phòng Chủ tịch nước. 4. Văn phòng Quốc hội. 5. Kiểm toán Nhà nước. 6. Tòa án nhân dân. 7. Viện kiểm sát nhân dân. 8. Các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trung ương cấp tỉnh cấp huyện. 9. Các cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương cấp tỉnh cấp huyện. 10. Các đơn vị sự nghiệp công lập ở Trung ương cấp tỉnh cấp huyện bao gồm a Các đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước b Các đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam c Các đơn vị sự nghiệp công lập của tổ chức chính trị - xã hội. Điều 3. Nguyên tắc quản lý biên chế công chức 1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về cán bộ công chức và quy định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Bảo đảm thống nhất đồng bộ giữa quản lý biên chế công chức với tuyển dụng sử dụng và quản lý công chức. 3. Kết hợp giữa quản lý biên chế công chức với tiêu chuẩn chức danh vị trí việc làm của công chức. 4. Đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính bảo đảm biên chế công chức phù hợp với chức năng nhiệm vụ của cơ quan tổ chức đơn vị. 5. Công khai minh bạch dân chủ trong quản lý biên chế công chức. Điều 4. Căn cứ xác định biên chế công chức 1. Đối với cơ quan tổ chức ở Trung ương a Vị trí việc làm phù hợp với