Tư tưởng nho giáo về bản chất con người

Nho giáo có ảnh hưởng lớn đến lịch sử tư tưởng, văn hoá Việt Nam cả ở mặt tích cực, cũng như mặt tiêu cực. Tư tưởng Nho giáo khởi thủy được thể hiện tập trung trong Tứ Thư - một bộ sách nổi tiếng trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại. | TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI PHẠM VĂN CHUNG* Nho giáo có ảnh hưởng lớn đến lịch sử tư tưởng, văn hoá Việt Nam cả ở mặt tích cực, cũng như mặt tiêu cực. Tư tưởng Nho giáo khởi thủy được thể hiện tập trung trong Tứ Thư - một bộ sách nổi tiếng trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại.* Tứ Thư chứa đựng nhiều nội dung tư tưởng triết học sâu sắc, trong đó có tư tưởng về bản chất con người. Tư tưởng về bản chất con người được thể hiện rất rõ trong quan niệm của Mạnh Tử khi ông cho rằng, bản chất con người là “thiện”, “vốn thiện”, nghĩa là xem bản chất con người là “bản chất đạo đức”. Tuy vậy, để hiểu một cách có hệ thống, sâu sắc, toàn diện tư tưởng này, thì cần đi sâu, luận giải các quan niệm về “tính”, “tính người”, về “đức” và “thiện”. 1. “Tính” (tính người) với nghĩa là “bản tính” hay bản chất con người Trong Tứ Thư, quan niệm về bản chất con người gắn liền với quan niệm về “tính” của con người hay tính người. Đây là quan niệm khá phổ biến, được thể hiện rõ trong toàn bộ nội dung của Tứ Thư. Việc không tính đến quan niệm này trong nghiên cứu sẽ làm cho việc hiểu biết tư tưởng Nho giáo về bản chất con người trở nên phiến diện. Trong sách “Trung Dung” có nêu rõ nội dung quan niệm về “tính” như sau: “Trong thiên hạ chỉ có bậc chí thành mới hiểu Tiến sỹ, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. * tường tận bản tính của mình. Hiểu rõ bản tính của mình để hiểu rõ bản tính của người. Hiểu rõ bản tính của mình để hiểu rõ bản tính của vạn vật. Hiểu rõ bản tính của vạn vật, để có thể giúp đỡ việc hóa dục trời đất. Có thể giúp đỡ việc hóa dục trời đất, ắt có thể sánh ngang trời đất vậy” (“Duy thiên hạ chí thành vi năng tận kỳ tính. Năng tận kỳ tính, tắc năng tận nhân chi tính. Năng tận nhân chi tính, tắc năng tận vật chi tính. Năng tận vật chi tính, tắc năng khả dĩ tán thiên địa chi hoá dục. Khả dĩ tán thiên địa chi hóa dục, tắc khả dĩ dữ thiên địa tham hĩ”)1. Đoạn vừa dẫn cho thấy, “tính” được hiểu là “bản tính”, nó cũng có nghĩa là .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
14    83    1    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.