Nhằm xác định tính an toàn của acid gambogic, bài viết nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đánh giá độc tính bán trường diễn của acid gambogic đường uống trên động vật thực nghiệm. | TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC ĐỘC TÍNH BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA ACID GAMBOGIC TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM Trần Thanh Tùng1, Trần Thị Thu Thủy2, Nguyễn Thị Thanh Loan1 1 Trường Đại học Y Hà Nội Viện Hóa học các Hợp chất Thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá độc tính bán trường diễn của acid gambogic đường uống trên thực nghiệm. Nghiên cứu tiến hành theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới. Chuột cống trắng được uống acid gambogic liều 20mg/kg/ngày và 30mg/kg/ngày trong 60 ngày liên tục và theo dõi chuột sau 15 ngày ngừng uống thuốc thử. Kết quả nghiên cứu cho thấy, acid gambogic gây giảm hàm lượng huyết sắc tố, hematocrit, thể tích trung bình hồng cầu so với lô chứng và tăng hoạt độ AST và ALT trong máu chuột. Sau 15 ngày ngừng thuốc thử, các chỉ số huyết học và sinh hóa của lô uống thuốc thử không có sự khác biệt so với lô chứng. Ngoài ra, acid gambogic không ảnh hưởng đến các chỉ số đánh giá chức năng gan và chức năng thận. Từ khóa: Acid gambogic, độc tính bán trường diễn, động vật thực nghiệm I. ĐẶT VẤN ĐỀ Acid gambogic là thành phần chính trong nhựa cây Đằng Hoàng (Garcinia hanburyi Hook. f., thuộc họ Guttiferae), một cây thuốc đông y phân bố đặc hữu ở vùng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam [1]. Các nghiên cứu in vitro và in vivo đã chỉ ra acid gambogic có tác dụng trên nhiều loại ung thư như ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư phổi và ung thư vú [2 - 7]. Cơ chế tác dụng của acid gambogic có liên quan đến gây độc tế bào, ức chế tăng sinh, thúc đẩy quá trình tự chết của tế bào bằng cách hoạt hóa enzym caspase 3, ức chế sự gắn kết của protein anti - apoptotic với peptid [7 - 9]. Hiện trên thế giới chưa có công trình nào công bố về công nghệ phân lập acid gambogic ở qui mô công nghiệp mà chỉ có một số phương pháp chiết xuất ở qui mô phòng thí nghiệm. Trong nghiên cứu này, acid gambogic được phân lập từ nhựa cây Đằng Hoàng trồng ở Phú Quốc, Kiên Giang tại Viện Hóa học các Hợp chất Thiên nhiên - Viện Hàn lâm Khoa