Bài viết trình bày về nguồn gốc, cách thức, nguyên liệu và biểu hiện của các motif chạm khắc ở các lăng của các bà hoàng thời Nguyễn. Tác giả cũng phân tích và so sánh các nét tương đồng và dị biệt trên các lăng tại Huế và các lăng ở miền Bắc và chỉ ra sự giao thoa và tiếp biến văn hóa giữa các vùng miền của đất nước. Qua đó, tác giả gợi mở những vấn đề mới trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản mỹ thuật truyền thống của dân tộc. | Tạp chí Khoa học Đại học Huế Khoa học Xã hội và Nhân văn ISSN 2588-1213 Tập 129 Số 6E 2020 Tr. 75 82 DOI https SỰ TIẾP BIẾN VĂN HÓA QUA NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC TRANG TRÍ LĂNG CÁC BÀ HOÀNG THỜI NGUYỄN TẠI HUẾ Trần Thị Hoài Diễm Trường Đại học Nghệ thuật Đại học Huế 10 Tô Ngọc Vân Huế Việt Nam Tóm tắt. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa mỹ thuật là một nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình phát triển của đất nước. Trong suốt thời gian tồn tại của mình triều Nguyễn đã để lại cho hậu thế một di sản kiến trúc văn hóa đồ sộ không những trên các kiến trúc cung đình và lăng tẩm của nhà vua mà còn ở các lăng của các bà hoàng. Bài báo trình bày về nguồn gốc cách thức nguyên liệu và biểu hiện của các motif chạm khắc ở các lăng của các bà hoàng thời Nguyễn. Tác giả cũng phân tích và so sánh các nét tương đồng và dị biệt trên các lăng tại Huế và các lăng ở miền Bắc và chỉ ra sự giao thoa và tiếp biến văn hóa giữa các vùng miền của đất nước. Qua đó tác giả gợi mở những vấn đề mới trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản mỹ thuật truyền thống của dân tộc. Từ khóa bà hoàng chạm khắc mỹ thuật thời Nguyễn tiếp biến văn hóa 1. Mở đầu Văn hóa dân tộc Việt Nam trường tồn qua mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước là nhờ các thế hệ cha ông đã biết giữ lại những gì thuộc về tinh hoa tinh túy của dân tộc đồng thời biết tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa tiến bộ của bên ngoài. Trong bối cảnh hiện nay việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là làm giàu sức mạnh nội sinh cho đất nước. Bảo tồn các giá trị di sản văn hóa dân tộc theo nghĩa chung nhất được hiểu là những nỗ lực của mỗi cá nhân và cộng đồng nhằm lưu giữ và kế thừa những giá trị cốt lõi của văn hóa dân tộc Việt Nam. Trong những giá trị văn hóa kết tụ quý giá đó có mỹ thuật nói chung và mỹ thuật thời Nguyễn nói riêng đã và đang được bảo tồn phát huy bước đường đó đang tiếp tục tạo nên năng lực nội sinh là động lực cho sự phát triển mọi mặt ở Cố đô Huế. Vấn