Sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí thời Nguyễn - thực trạng, giải pháp và hướng bảo tồn

Bài viết Sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí thời Nguyễn - thực trạng, giải pháp và hướng bảo tồn trình bày vai trò của sơn truyền thống trong các công trình kiến trúc tiêu biểu di tích thời Nguyễn; Thực trạng sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí di tích thời Nguyễn; Thực trạng của việc thếp (dát) bạc quỳ (bạc cựu, bạc lá) thay cho vàng quỳ (vàng cựu, vàng lá) trên các họa tiết trang trí. | Tạp chí Khoa học Đại học Huế Khoa học Xã hội và Nhân văn ISSN 2588-1213 Tập 129 Số 6D 2020 Tr. 49 63 DOI SƠN TRUYỀN THỐNG TRONG NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ THỜI NGUYỄN - THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP VÀ HƯỚNG BẢO TỒN Đỗ Xuân Phú Trường Đại học Nghệ thuật Đại học Huế Tô Ngọc Vân Huế Việt Nam Tóm tắt. Sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí thời Nguyễn là những đồ sơn có giá trị thẩm mỹ độc đáo. Trải qua hơn một thế kỷ sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí vẫn tồn tại có tính dân dã và tính tâm linh. Ngoài ra nó còn có ý nghĩa nhân văn Chân Thiện Mỹ. Những sắc màu cổ kính của chất liệu sơn truyền thống hòa quyện với hoạ tiết trang trí biểu hiện rõ nét trên các công trình kiến trúc mỹ thuật cung đình thời Nguyễn điển hình như Điện Thái Hoà Thế Miếu Hưng Miếu Hiển Lâm Các và một số lăng tẩm khác. Qua khảo sát trao đổi với các chuyên gia và dựa trên các tư liệu thu thập được chúng tôi trình bày vai trò và thực trạng của việc sử dụng sơn truyền thống trong nghệ thuật tạo hình trang trí cụ thể tại 4 công trình di tích thời Nguyễn ở Huế. Từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp đối với việc bảo tồn sơn truyền thống trong nghệ thuật trang trí di tích thời Nguyễn. Từ khóa Sơn truyền thống nghệ thuật trang trí gía trị thẩm mỹ di tích thời Nguyễn. 1. Đặt vấn đề Mọi sự vật hiện tượng trong đời sống xã hội đều tồn tại trong không gian và thời gian nhất định. Sơn truyền thống STT trong nghệ thuật trang trí di tích thời Nguyễn không ngoại lệ thời Nguyễn đã biết tô điểm giang sơn bằng chất liệu STT trên những công trình kiến trúc gỗ với những kiến trúc tiêu biểu như cổng Ngọ Môn Điện Thái Hòa Hưng Miếu Thế Miếú và Hiển Lâm Các. Trong quá trình quản lý và bảo tồn các công trình cổ Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế phải đối mặt với nhiều áp lực từ môi trường thời tiết côn trùng - chúng ảnh hưởng trực tiếp lên chất liệu sơn của các công trình kiến trúc. Chúng ta cần phải bảo tồn các giá trị văn hóa di sản mà cha ông ta đã để lại bằng những kỹ thuật trong

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.