Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam "Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều" trình bày các nội dung chính sau: Làm rõ đặc điểm của hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều (ở các mặt: tính chất, cách biểu hiện, các tiểu loại, mối quan hệ với các loại câu/ phát ngôn phân loại theo mục đích nói), vai trò của các hành động ngôn ngữ đối với việc khắc họa tính cách nhân vật, thể hiện tư tưởng của tác giả; qua đó, góp phần làm rõ thêm một số khía cạnh của lí thuyết về hành động ngôn ngữ, khẳng định giá trị to lớn của Truyện Kiều và tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du. | ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM DƯƠNG THỊ THÚY VINH HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ TRONG TRUYỆN KIỀU Ngành Ngôn ngữ Việt Nam Mã số 92 201 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÁI NGUYÊN - 2023 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học 1. Bùi Minh Toán 2. Nguyễn Văn Lộc Phản biện 1 Phản biện 2 Phản biện 3 Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại trường ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Vào hồi .giờ .ngày .tháng . năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm số - Đại học Thái Nguyên - Thư viện Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Khái niệm hành động ngôn ngữ hành vi ngôn ngữ hành động ngôn từ hành động nói là một trong những khái niệm quan trọng của ngữ dụng học. Lí thuyết về hành động ngôn ngữ được đặt nền móng bởi nhà triết học người Anh . Austin và sau đó được phát triển bổ sung bởi một số nhà nghiên cứu khác. Lí thuyết hành động ngôn ngữ HĐNN cho rằng nói năng cũng là một hành động và đó là hành động được thực hiện bằng phương tiện ngôn ngữ. Quan niệm này thể hiện một cách nhìn mới mẻ và sâu sắc về ngôn ngữ và hoạt động ngôn ngữ. Theo đánh giá của các nhà ngôn ngữ học sự ra đời của lí thuyết HĐNN có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó không chỉ điều chỉnh lại một cách sâu sắc mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói theo quan điểm và sự phân biệt của F. De Saussure mà còn thật sự mở ra một hướng nghiên cứu mới trong ngôn ngữ học nghiên cứu ngôn ngữ từ mặt nội dung ý nghĩa gắn với mục đích của người nói với ngữ cảnh cụ thể. Ở Việt Nam trong mấy chục năm lại đây việc nghiên cứu HĐNN về mặt lí luận và thực tiễn đã được tiến hành trong nhiều công trình mà tiêu biểu là các công trình về ngữ dụng học của các tác giả Đỗ Hữu Châu Nguyễn Đức Dân Nguyễn Thiện Giáp Ngoài ra việc nghiên cứu trao đổi về hành động ngôn ngữ cũng được tiến hành ở một số đề tài nghiên cứu khoa học các cấp trong các hội thảo khoa học quốc gia quốc tế

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.