Phân lập và tuyển chọn một số dòng vi sinh vật phân giải chất hữu cơ từ bùn thải ao nuôi tôm ở huyện Cần Giờ

Đề tài thu thập 16 mẫu bùn thải ao nuôi tôm ở huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh và tuyển chọn được 51 chủng vi khuẩn, 9 chủng nấm men và 19 chủng xạ khuẩn có khả năng chịu mặn ở 30‰. Bộ sưu tập vi sinh vật của đề tài có khả năng sử dụng trong nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản. | TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 20 Số 11 2023 1906-1919 Vol. 20 No. 11 2023 1906-1919 ISSN Website https https 2023 2734-9918 Bài báo nghiên cứu 1 PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ DÒNG VI SINH VẬT PHÂN GIẢI CHẤT HỮU CƠ TỪ BÙN THẢI AO NUÔI TÔM Ở HUYỆN CẦN GIỜ Phạm Quỳnh Anh Võ Minh Long Trần Hải My Phan Thị Hồng Hải Nguyễn Thị Ngọc Sương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam Tác giả liên hệ Phạm Quỳnh Anh Email Ngày nhận bài 18-5-2023 ngày nhận bài sửa 30-10-2023 ngày duyệt đăng 13-11-2023 TÓM TẮT Hệ vi sinh vât trong bùn thải ao tôm có khả năng phân giải các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường nuôi. Nhóm vi sinh vật này là nguồn nguyên liệu hữu ích để sử dụng sản xuất chế phẩm xử lí ô nhiễm môi trường nuôi trồng thuỷ sản. Đề tài thu thập 16 mẫu bùn thải ao nuôi tôm ở huyện Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh và tuyển chọn được 51 chủng vi khuẩn 9 chủng nấm men và 19 chủng xạ khuẩn có khả năng chịu mặn ở 30 . Hai chủng vi khuẩn B25 B29 và 3 chủng xạ khuẩn X17 S11 S1 có hoạt tính protease tốt nhất. 2 chủng xạ khuẩn S1 S11 và chủng nấm men N1 là có hoạt tính cellulase tốt nhất. 2 chủng vi khuẩn B29 B28 và chủng xạ khuẩn S11 có hoạt tính amylase tốt nhất. Bộ sưu tập vi sinh vật của đề tài có khả năng sử dụng trong nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản Từ khóa amylase cellulase protease bùn thải ao nuôi tôm 1. Giới thiệu Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất trong quá trình nuôi trồng là việc tích tụ thức ăn dư thừa xác bã hữu cơ trong ao làm cho môi trường nuôi tôm ngày càng ô nhiễm chất dinh dưỡng gây độc cho tôm đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh cho tôm phát triển Wyban et al. 1988 Nguyen 2011 . Ngoài ra người nông dân có xu hướng sử dụng hóa chất và kháng sinh để giảm tình trạng này. Việc kiểm soát

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.