Đa dạng chi ba chạc (euodia) và chi muồng truổng (zanthoxylum) (rutaceae) ở Nghệ An

Bài báo này là kết quả điều tra chi Ba chạc (Euodia) và Muồng truổng (Zanthoxylum) nhằm cung cấp thêm những dẫn liệu về tính đa dạng, giá trị sử dụng của các loài ở khu vực sinh thái khác nhau của Nghệ An nói riêng và Việt Nam nói chung. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 ĐA DẠNG CHI BA CHẠC (Euodia) VÀ CHI MUỒNG TRUỔNG (Zanthoxylum) (RUTACEAE) Ở NGHỆ AN HOÀNG DANH TRUNG, PHẠM HỒNG BAN Trường Đại học Vinh TRẦN MINH HỢI Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam HOÀNG THANH SƠN Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Chi Ba chạc (Euodia), còn gọi là Dấu dầu, Thôi chanh: Có khoảng 120 loài phân bố ở vùng Ấn Độ-Mã Lai đến Bắc Trung Quốc và châu Úc [3]. Ở Việt Nam gặp 6 loài phân bố rộng ở các khu vực trong cả nước [3], [4], [6]. Chi Muồng truổng (Zanthoxylum), còn gọi là Hạt sẻn, Hoàng mộc, có khoảng 250 loài phân bố ở châu Á, châu Phi, Úc, Bắc Mỹ trong vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, một số ít ở ôn đới [3]. Ở Việt Nam hiện gặp 10 loài phân bố trong tự nhiên hoặc một số loài được trồng làm gia vị [2], [7], [8]. Nhiều loài trong 2 chi này được sử dụng làm thuốc, cho tinh dầu, làm gia vị, ngoài ra, tinh dầu còn được ứng dụng trong các lĩnh vực y học, dược phẩm, công nghệ thực phẩm [2]. Hiện nay, ở Nghệ An chỉ có các công trình nghiên cứu về đa dạng sinh học nói chung và thực vật nói riêng, rất ít công trình đi sâu nghiên cứu về các họ thực vật ở các vùng sinh thái khác nhau, đặc biệt là các chi trong họ. Bài báo này là kết quả điều tra chi Ba chạc (Euodia) và Muồng truổng (Zanthoxylum) nhằm cung cấp thêm những dẫn liệu về tính đa dạng, giá trị sử dụng của các loài ở khu vực sinh thái khác nhau của Nghệ An nói riêng và Việt Nam nói chung. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu vật được thu thập theo phương pháp nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [9] và R. M. Klein và D. T. Klein (1979) [5], được thực hiện từ năm 2011 đến 2015. Định loại: Sử dụng phương pháp hình thái so sánh dựa vào các khóa định loại, bản mô tả trong các tài liệu của Phạm Hoàng Hộ (2000) [4], Bùi Thu Hà (2012) [3], Thực vật chí Trung Quốc (2008) [10], Đánh giá về giá trị sử dụng dựa vào phương pháp phỏng vấn có sự tham gia (PRA) và các tài liệu của Võ Văn Chi .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.