Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá sự thay đổi việc làm và thu nhập của lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề và đề xuất các giải pháp để tạo việc làm và tăng thu nhập cho các đối tượng trên. Tác giả đã điều tra 90 lao động đã qua các lớp đào tạo nghề của thị xã Hương Thủy, sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp hạch toán kinh tế và phương pháp phân tích phương sai để phân tích và đánh giá số liệu. | Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển; ISSN 2588–1205 Tập 127, Số 5A, 2018, Tr. 23–38; DOI: VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐÃ QUA ĐÀO TẠO NGHỀ Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Phùng Thị Hồng Hà1 *, Phan Văn Sơn2, Phạm Thị Trang3 1 Trường 2 Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đắc Di, Huế, Việt Nam Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng, 99 Tô Hiến Thành, Đà Nẵng, Việt Nam 3 Ủy ban nhân dân huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế, Việt Nam Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá sự thay đổi việc làm và thu nhập của lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề và đề xuất các giải pháp để tạo việc làm và tăng thu nhập cho các đối tượng trên. Tác giả đã điều tra 90 lao động đã qua các lớp đào tạo nghề của thị xã Hương Thủy, sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp hạch toán kinh tế và phương pháp phân tích phương sai để phân tích và đánh giá số liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn 2011–2014, thị xã Hương Thủy đã tổ chức được 19 lớp đào tạo nghề cho 842 nông dân. Nội dung đào tạo tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Đã có 56,67 % học viên tìm được việc làm mới hoặc mở rộng quy mô sản xuất; tỷ suất sử dụng thời gian làm việc tăng từ 52,77 % lên 59 %; thu nhập của những người tìm được việc làm tăng 5,2 triệu đồng/người/năm. 3 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm việc làm và tăng thu nhập của những lao động đã qua đào tạo nghề, bao gồm (1) Công tác đào tạo nghề, (2) Năng lực của người lao động và (3) Môi trường kinh tế. Các tác giả đã đưa ra 4 nhóm giải pháp để tạo việc làm và tăng thu nhập cho các đối tượng này. Từ khóa: việc làm, thu nhập, lao động nông thôn, đào tạo nghề 1 Đặt vấn đề Ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1956 phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Mục tiêu của Đề án là bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn. Mục tiêu cụ thể của giai đoạn 2010–2015 là đào tạo .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.