Kết cấu nhân vật trong bộ ba tiểu thuyết Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô của Yasunari Kawabata

Lựa chọn và phối hợp một cách linh hoạt thủ pháp mờ hóa, quan hệ bổ sung, quan hệ đối chiếu, tương phản, bút pháp kì ảo, bút pháp hiện thực để xây dựng kiểu nhân vật: Người nam - người lữ khách lang thang đi tìm cái đẹp và người phụ nữ – hiện thân của cái đẹp trong bộ ba tiểu thuyết được giải thưởng Nobel văn học, đã thể hiện được quan niệm về con người, cuộc đời, quan niệm thẩm mĩ rất riêng của Nhật Bản, rất riêng của Y. Kawabata. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 88-93 This paper is available online at DOI: KẾT CẤU NHÂN VẬT TRONG BỘ BA TIỂU THUYẾT XỨ TUYẾT, NGÀN CÁNH HẠC, CỐ ĐÔ CỦA YASUNARI KAWABATA Nguyễn Thị Huân Khoa Sư phạm Mầm non, Đại học Hạ Long Tóm tắt. Lựa chọn và phối hợp một cách linh hoạt thủ pháp mờ hóa, quan hệ bổ sung, quan hệ đối chiếu, tương phản, bút pháp kì ảo, bút pháp hiện thực. . . để xây dựng kiểu nhân vật: Người nam - người lữ khách lang thang đi tìm cái đẹp và người phụ nữ – hiện thân của cái đẹp trong bộ ba tiểu thuyết được giải thưởng Nobel văn học, đã thể hiện được quan niệm về con người, cuộc đời, quan niệm thẩm mĩ rất riêng của Nhật Bản, rất riêng của . Từ khóa: Kết cấu, nhân vật, quan hệ, bổ sung, đối chiếu, tương phản. 1. Mở đầu Nói đến kết cấu nhân vật không chỉ là nói đến các thủ pháp xây dựng nhân vật mà còn là nói đến tổ chức các quan hệ nhân vật cụ thể của tác phẩm như quan hệ đối lập, đối chiếu, tương phản, bổ sung. Vì thế khi tìm hiểu kết cấu nhân vật trong tác phẩm văn học như trường hợp “Kết cấu nhân vật trong bộ ba Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô của ” một mặt cần tìm hiểu về các thủ pháp xây dựng nên hai kiểu nhân vật chính: nhân vật nam – người lữ khách lang thang đi tìm cái đẹp và nhân vật nữ – hiện thân của cái đẹp, một mặt cần chú ý tìm hiểu hai kiểu nhân vật này trong “các mối quan hệ” với tất cả chiều sâu, chiều rộng của nội dung tác phẩm. Tuy nhiên cho đến nay việc nghiên cứu về kết cấu nhân vật trong bộ ba tiểu thuyết nói trên của Kawabata mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu một vài thủ pháp, kĩ thuật mà chưa có công trình chính thức nào nghiên cứu về “tổ chức các quan hệ nhân vật cụ thể”, chẳng hạn như các công trình: Thi pháp tiểu thuyết của Yasuanari Kawabata, nhà văn lớn Nhật Bản của Lưu Đức Trung [8]; Thi pháp truyện ngắn trong lòng bàn tay của Yasunari Kawabata của Hoàng Long [5]; Những cây bút kiệt xuất trong văn học

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.