Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá tác động của cường độ tia gamma 60Co đến khả năng sống, tạo chồi và sinh trưởng từ 2 vật liệu chiếu xạ khác nhau của cây dạ yến thảo trong điều kiện nuôi cấy in vitro, từ đó làm cơ sở để đánh giá các biến dị sau này. Trong thí nghiệm, mẫu mô sẹo in vitro và các chồi cây dạ yến thảo in vitro, giống hoa đơn màu hồng và nhị màu trắng được chiếu xạ ở các liều lượng khác nhau từ 0 Gy đến 80 Gy. Mời các bạn cùng tham khảo! | Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm 21 4 2021 49-56 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CƯỜNG ĐỘ TIA GAMMA NGUỒN COBALT 60 LÊN TỶ LỆ SỐNG VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY DẠ YẾN THẢO IN VITRO Petunia hybrida Lê Thị Thúy Vũ Thị Ngọc Mai Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Email thuylt@ Ngày nhận bài 01 3 2021 Ngày chấp nhận đăng 26 4 2021 TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá tác động của cường độ tia gamma 60Co đến khả năng sống tạo chồi và sinh trưởng từ 2 vật liệu chiếu xạ khác nhau của cây dạ yến thảo trong điều kiện nuôi cấy in vitro từ đó làm cơ sở để đánh giá các biến dị sau này. Trong thí nghiệm mẫu mô sẹo in vitro và các chồi cây dạ yến thảo in vitro giống hoa đơn màu hồng và nhị màu trắng được chiếu xạ ở các liều lượng khác nhau từ 0 Gy đến 80 Gy. Kết quả cho thấy đối với mẫu mô sẹo in vitro liều chiếu xạ càng cao thì tỷ lệ sống tạo chồi và sinh trưởng của chồi càng giảm. Ở nghiệm thức chiếu xạ 40 Gy một số chồi có sự khác biệt về hình thái rõ ràng so với các cường độ chiếu xạ khác ở cường độ chiếu xạ 60 Gy và 80 Gy mẫu chết hoàn toàn. Đối với mẫu lá từ cây dạ yến thảo in vitro chiếu xạ liều chiếu xạ càng cao tỷ lệ sống và tạo chồi giảm tuy nhiên các chỉ tiêu sinh trưởng được theo dõi lại tăng. Tỷ lệ sống ở cường độ chiếu xạ 60 Gy là 55 56 chồi ở nghiệm thức này có số lá hình thành nhiều chiều dài lá và chiều cao chồi đạt giá trị cao nhất hình dạng khác biệt rõ ràng so với các chồi ở nghiệm thức khác. Mẫu cấy chết hoàn toàn ở cường độ chiếu xạ 80 Gy. Từ khóa Tia gamma 60Co Petunia hybrida dạ yến thảo in vitro. 1. MỞ ĐẦU Từ giữa thế kỷ 20 cho đến nay chọn tạo giống cây trồng đột biến là một trong những lĩnh vực nghiên cứu rất phát triển và ứng dụng rộng rãi. Các tác nhân vật lý có bức xạ năng lượng cao thường được sử dụng để gây đột biến gen hoặc đột biến nhiễm sắc thể tạo ra các thể đột biến khác nhau của tế bào và cơ quan thực vật như tia X tia beta tia gamma hay tia UV 1 . Trong đó tia gamma gây đột biến hiệu quả vì có khả năng xuyên sâu cao .